Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, logic của tự nhiên
Một công trình chứa đựng nhiều thông tin khoa học và triết học tuyệt vời.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do tác giả – nhà bác học người Nga Men-de-le-ev khởi xướng và hoàn thiện dần; do vậy bảng tuần hoàn còn được nhân gian biết đến với tên: Bảng tuần hoàn Men-de-le-ev).
Có vô số hình dạng và cảm hứng sáng tạo từ bảng tuần hoàn; từ khoa học, cuộc sống đến cả triết học. Và con người, từ bảng tuần hoàn đã nhận ra những qui luật logic đến kỳ lạ của tự nhiên. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng vài bảng tuần hoàn này.
Số thứ tự trong bảng tuần hoàn
Số thứ tự trong bảng tuần hoàn chính là số hạt proron (p) trong hạt nhân ; cũng là số hạt electron (e) ở lớp vỏ nguyên tử. Người ta kí hiệu số thự tự này là chữ Z và gọi là số hiệu nguyên tử.

Bạn thấy không, thiên nhiên rất hoàn chỉnh, các số hạt p (e) này liên tiếp nhau, không bị khuyết. Hiên nay, con người đã phát hiện các nguyên tử có số Z đến khoảng 118; tương lai còn những nguyên tố nào khác thì phải chờ thôi.
Nguyên tử nguyên tố hóa học sống được bao lâu?
Cũng như con người và mọi loài trên trái đất, bản thân mỗi nguyên tử đều có khoảng thời gian tồn tại của nó.
Bảng tuần hoàn sau cho biết thời gian sống của nguyên tử nguyên tố hóa học, nói chung như sau:

STABLE: ổn định-sống mãi với thời gian!
half life in range of chu kỳ bán rã khoảng
- billion years – hàng tỉ năm
- million years – hàng triệu năm
- thousands of years – hàng ngàn năm
- years – hàng năm
- days – vài ngày
- hours – vài giờ
- minutes – vài phút
- seconds – vài giây
- milliseconds – vài mili giây
half life undetermined – chu kỳ bán rã chưa xác định được
Chu kỳ bán rã là gì, mình sẽ được học trong Vật lý lớp 12; hoặc hỏi bác Google.
Giờ đây, mình chỉ cần hiểu đơn giản: thời gian chu kỳ bán rã càng nhỏ – nguyên tử càng kém ổn định, sống càng ít …và ngược lại!
Đừng quên chia sẻ lên mạng xã hội để nhiều người cùng học nha bạn.
1 thought on “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, logic của tự nhiên”