Đề thi môn Hóa THPTQG 2023 – giải chi tiết mã đề 201

Các câu khó (trốn trong 10 câu cuối) đề thi môn Hóa THPTQG luôn để lại ấn tượng rất mạnh cho mình; bởi vì mình thấy được trí tưởng tượng, sức sáng tạo của con người đối với môn Hóa (môn KH Tự nhiên) là vô cùng!
Mình dùng logic từ lí thuyết Hóa, rồi nhào nặn để trói buộc các chất hóa học phản ứng đủ kiểu, đủ cách (mà chưa chắc trong thực tế, chúng đã chịu phản ứng như vậy), giá mà …chúng biết nói!

Giải chi tiết đề Hóa 2023

Đề thi môn Hóa THPTQG 2023 được các Giáo viên có trình độ cao ngồi giải chi tiết vã hết mồ hôi; mình đã cố trình bày lại cho xúc tích, cô đọng!

Nội dung bài viết

1. Đề thi môn Hóa THPTQG 2023 – mã đề 201

Đến ngày 8/7/2023 chưa thấy Bộ GD&ĐT tung đề thi ra, mình sẽ tiếp tục canh me. Khi nào có mình sẽ up lên đây nha các bạn.

Có đề thi ở nhiều trang web lắm, từ ngày 29/6/2023 cơ; nhưng là file hình chụp. Các bạn cần tham khảo thì hỏi bác Google nha.

2. Giải chi tiết đề thi môn Hóa THPTQG 2023 – mã đề 201

41. Công thức của metyl axetat là

C. CH3COOCH3.

42. Axit axetic có công thức là

B. CH3COOH.

43. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

A. HCl.

44. Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu?

D. Na3PO4.

45. NaHCO3 được dùng làm bột nở,

thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Tên của NaHCO3

A. natri hiđrocacbonat.

46. Mặt trái của “hiệu ứng nhà kính” là gây ra

sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người. Khí chủ yếu gây ra hiện tượng này là

A. CO2.

47. Đốt cháy hoàn toàn bột sắt trong khí clo dư,

thu được hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa là

D. +3.

48. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng?

B. Hg.

49. Hợp chất Cr(OH)3 có tên là

A. crom (III) hiđroxit.

50. Trong cùng điều kiện, ion kim loại nào

sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

C. Cu2+.

51. Al(OH)3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra AlCl3?

A. HCl.

52. Chất nào sau đây thuộc loại tripeptit?

D. Gly – Ala – Gly.

53. Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là

C. 12.

54. Kim loại Fe được điều chế trực tiếp từ Fe2O3 bằng phương pháp

C. nhiệt luyện.

55. Thạch cao nung được dùng để nặn tượng,

đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Công thức của thạch cao nung là

A. CaSO4.H2O.

56. Hợp chất C2H5NHC2H5 có tên là

D. đietylamin.

57. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong

dung dịch NaOH thu được C17H35COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là

C. (C17H35COO)3C3H5.

58. Poli(vinyl clorua) được điều chế trực tiếp từ monome nào sau đây?

D. CH2=CH – Cl.

59. Nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch

chất nào sau đây thu được kết tủa keo, màu trắng?

D. AlCl3.

60. Khí tạo thành khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. H2.

61. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư)

thu được dung dịch X. Thêm tiếp NaOH dư vào X, thu được kết tủa Y. Công thức của Y là

C. Fe(OH)3.

62. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam este X,

thu được 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Công thức phân tử của X là

B. C4H8O2.

63. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.

64. Cho các polime sau:

polibutađien, poli(metyl metacrylat), poliacrilonitrin, nilon – 6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

D. 1.

65. Thực hiện phản ứng este hóa giữa HOOC – COOH

với hỗn hợp CH3OH (tự đặt R1) và C2H5OH (tự đặt R2) thu được tối đa bao nhiêu este hai chức?

A. 3.

Vẽ là R1OOC-COOR1 ; R2OOC-COOR2 ; R1OOC-COOR2.

66. Cho m gam bột Fe tác dụng hoàn toàn với

dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kim loại Cu. Giá trị của m là

A. 8,4.

67. Từ m kg mùn cưa chứa 50% xenlulozơ (còn lại là tạp chất trơ)

sản xuất được 80 kg glucozơ với hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%. Giá trị của m là

A. 180.

68. Khối lượng metylamin cần để tác dụng vừa đủ với 0,01 mol HCl là

B. 0,31 gam.

69. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.

Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan tốt (SAI) trong nước ở nhiệt độ thường.

Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nhiệt (SAI) phân Al2O3.

Điện phân dung dịch NaCl thu được kim loại Na ở anot (SAI).

70. Oxi hóa hoàn toàn 11,5 gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al và Zn)

bằng O2, thu được 17,1 gam hợp Y gồm các oxit. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là

C. 350.

  • BTKL: mO2 = 17,1 – 11,5 = 5,6 gam
  • mol O2 = 5,6 : 32 = 0,175 ⇒ mol nguyên tử O = 2 x 0,175 = 0,35
  • O trong oxit sau khi + HCl thì chuyển vào H2O
  • bảo toàn mol nguyên tử O ⇒ mol H2O = 0,35 ⇒ mol nguyên tử H = 2 x 0,35 = 0,7
  • bảo toàn mol nguyên tử H ⇒ mol HCl = 0,7
  • vậy Vdd HCl = 0,7 : 2 = 0,35 lit = 350 ml

Bé nào cuồng Hóa, dùng công thức của giang hồ, thế này nè

  • V = n : CM = [(17,1 – 11,5) : 32]x2x2 : 2 = 0,35 lit
  • thực tế chính là bài giải trên nhưng làm thành “bí kiếp” Hóa!

😘🤗😲

Đến đây đúng 30 câu là mình đã có 7,5 điểm rồi. Đã quá!

71. Cho các phát biểu sau:

(a) Ala – Gly có phản ứng màu biure.

(b) Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

(c) Axit 6 – aminohexanoic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon – 6.

(d) Thực hiện phản ứng trùng ngưng các amino axit đều thu được peptit.

(đ) Thành phần của bột ngọt (mì chính) chỉ chứa các nguyên tố C, H, Na và O. Số phát biểu đúng là

B. 2.

72. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho một định sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm.

Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng.

Bước 3: Lấy đinh sắt ra rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng vào ống nghiệm và lắc đều.

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong bước 2, không xuất hiện bọt khí.

(b) Trong bước 2, kim loại sắt bị khử thành hợp chất sắt(III).

(c) Trong bước 3, hợp chất sắt(II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III).

(d) Trong bước 3, hợp chất crom(VI) bị khử thành hợp chất crom(III).

(đ) Ở bước 2, nếu thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl thì có xuất hiện bọt khí.

Số phát biểu đúng là

C. 3.

B1: để làm sạch cây đinh sắt.

B2: có phản ứng tạo Fe2+ và khí Hydro từ phản ứng

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 hoặc

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

B3: Cho dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 vào FeSO4 trên

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

73. Cho 19,5 gam hỗn hợp Al và kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 dư,

thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,6 mol hỗn hợp B (gồm NO và NO2) có tỉ khối so với H2 bằng 19. Cô cạn X thu được m gam hỗn hợp muối Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và hỗn hợp E gồm khí và hơi. Cho toàn bộ E vào 300 gam nước, không có khí thoát ra và dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan, có nồng độ 17,598%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 95,1 | B. 103,5 | C. 158,7. | D. 159,9

[1] 19,5 gam (Al, M) + HNO3 → dd X [Al(NO3)3, M(NO3)n, HNO3 dư, H2O] + khí [NO, NO2]

[2] dd X —cô cạnm gam muối ngậm nước Y [Al(NO3)3.xH2O, M(NO3)n.yH2O]

[3] muối Y —nung đến phản ứng 100%→ rắn Z + khí & hơi E [NO2, O2, H2O]

[4] E (H2O ; còn NO2, O2 phản ứng vừa đủ và hết trơn) + 300 gam H2O → dd HNO3 17,598%

Chỉ cần dùng [1] là tính ra muối, hổng lẽ đề cho dư?

Dùng qui tắc đường chéo hoặc gì đó …, bé tính ra mol NO = NO2 = 0,3

Bé đã có công thức tính Tổng muối nitrat (không có NH4NO3) là

  • Al(NO3)3 + M(NO3)n = m2 kim loại + 62x(nNO2 + 3nNO) = 19,5 + 62x(0,3+3.0,3) = 93,9 gam
  • chọn đáp án A là SAI do hổng lẽ còn nhiều thông tin chưa dùng tới – đề cho thừa dữ kiện à?
  • vậy ý của ông ra đề là muối nitrat hổng khan; mà nó là muối ngậm nước; còn 93,9 gam trên chỉ là phần muối khô khan thôi à; còn thiếu phần H2O dính trong đó nữa.

Làm sao bây giờ?

Lại dùng công thức ở [1] để tính được mol NO3muối = nNO2 + 3nNO = 1,2

  • khi nhiệt phân thì 1,2 mol NO3muối → NO2 + O2
  • bảo toàn mol N ra mol NO2 = 1,2
  • từ phản ứng ở [4] là 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 tính ra O2 = 0,3 mol
  • tính được luôn HNO3 = 1,2 mol

Ở [4] dd HNO3 (1,2 mol) có C% = 17,598%

  • 1,2 mol HNO3 rồi nên tiếp tục tính ra mdd sau pư = 429,6 gam
  • bảo toàn khối lượng có H2O + NO2 + O2 + 300 gam H2O = 429,6
  • tính ra H2O = 64,8 gam

Ở [3] thấy H2O chính là phần nằm trong muối á

Vậy [2] có m = Kim loại + NO3muối + H2O = 19,5 + 1,2×62 + 64,8 = 158,7

  • Sao ra đúng số này mà đề lại hỏi trị GẦN NHẤT?. Lạ nhỉ …???
  • Bé sẽ thấy có cao thủ ghi 1 dòng là ra kết quả luôn á. Ghê thặt …!!!

74. Cho hơi nước đi qua than nung đỏ, thu được 0,735 mol

hỗn hợp khi X (gồm CO, CO2 và H2). Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư, nung nóng) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 0,57 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm thể tích của khí CO trong X là

D. 16,33%.

[1] C + H2O → 0,735 mol X (CO, CO2H2) ; hỏi %VCO

[2] CuO dư + (CO, CO2H2) → rắn Y (CuO còn dư, Cu) + H2SO4 → 0,57 mol SO2

Từ [1] và [2] bảo toàn mol e cho nhận có 4.nC = 2.nCO + 2.nH2 = 2nSO2 = 2.0,57; tính ra

  • nC = 0,285 CO + CO2 = 0,285 (bào toàn mol C)🍄
  • nCO + nH2 = 0,57

Từ [1] có CO + CO2 + H2 = 0,735 ⇒ CO2 = 0,735 – 0,57 = 0,165🍄

Từ 🍄 CO = 0,285 – 0,165 = 0,12; tính tiếp ra %V = %n = 16,33

75. Hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon mạch hở X, Y với MX < MY < 80.

Cho 0,1 mol E, có khối lượng 4,7 gam, vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 22,89 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

D. 74,47%.

0,1 mol ; 4,7 gam E {X < Y < 80} + Ag+/NH3 → 22,89 gam 2 chất tủa. Tính %mY

*Công thức nAgNO3 = (22,89 – 4,7) : 107 = 0,17 mol

  • tỉ lệ nAgNO3 : nE = 0,17 : 0,1 = 1,7
  • *vì 1 ≤ tỉ lệ ≤ 2; có 1 chất thế 1H bằng 1Ag ; 1 chất thế 2H bằng 2Ag

*Mtrung bình của X, Y = 4,7 : 0,1 = 47 nên

  • X < 47 < Y < 80
  • Vậy X < 47 chỉ có thể là {CH≡CH (26) ; CH≡C-CH3 (40)}

*Nếu X là CH≡CH thì (x, y là số mol của X, Y)

  • molhỗn hợp E = x + y = 0,1
  • molAgNO3 = 2x + y = 0,17
  • giải ra x = 0,07 ; y = 0,03
  • mhỗn hợp E = 4,7 = 0,07.26 + 0,03.Y ⇒ Y = 96 loại vì Y phải nhỏ hơn 80 theo đề

*Nếu X là CH≡C-CH3

  • molhỗn hợp E = x + y = 0,1
  • molAgNO3 = x + 2y = 0,17
  • giải ra x = 0,03 ; y = 0,07
  • mhỗn hợp E = 4,7 = 0,03.40 + 0,07.Y ⇒ Y = 50 là CH≡C-C≡CH

Thế là tính ra được %mY = 74,47%

76. Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ mạch hở E cho kết quả

phần trăm khối lượng cacbon, hiđro, oxi lần lượt là 40,68%; 5,08%; 54,24%. Phương pháp phân tích phổ khối lượng (phổ MS) cho biết E có phân tử khối bằng 118. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:

(1) E + 2NaOH –t0→ X + Y + Z

(2) X + HCl → F + NaCl

(3) Y + HCl → T + NaCl

Biết: Z là ancol đơn chức; F và T là các hợp chất hữu cơ; MF < MT. Phát biểu nào sau đây sai?

C. Trong Y, số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

Các đáp án còn lại là phát biểu đúng:

  • Chất T thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
  • Nhiệt độ sôi của Z thấp hơn nhiệt độ sôi của etanol.
  • Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

*Làm một hồi ra CTPT của E là C4H6O4

*X, Y là 2 muối ⇒ vẽ mò một hồi ra E là ester HCOOCH2-COO-CH3

  • X là HCOONa
  • Y là HO-CH2-COONa
  • Z là CH3-OH
  • T là HO-CH2-COOH

77. Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (chỉ chứa chức este)

đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol no, trong đó: X đơn chức, Y hai chức, Z ba chức. Đốt cháy m gam E trong O2 dư, thu được 0,44 mol CO2 và 0,352 mol H2O. Mặt khác, cho m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp F gồm các ancol và 12,224 gam hỗn hợp muối khan T. Đốt cháy toàn bộ T thu được Na2CO3, 0,212 mol CO2 và 0,204 mol H2O. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các muối trong T đều không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

D. 80,38%.

Giải đến đây thì mệt quá, làm sao các bé có thể giải được các bài toán Hóa khó trong vòng 50 phút nhỉ ???. Mình nghĩ chỉ khi các bé biết được cách giải, còn thời gian chỉ dùng để tính toán, mò công thức thôi mới đủ thời gian.

Bài này hao hao giống đề tham khảo và đề thi năm 2022. Bé hãy xem bài giải chi tiết của Câu 69 đề tham khảo năm 2022 để liệu làm câu này nha.

78. Cho các phát biểu sau:

(1) Hỗn hợp tecmit được dùng để hàn đường ray.

(2) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

(3) Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.

(4) Kim loại Al có màu trắng bạc, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

(5) Trong công nghiệp, quặng boxit được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

79. Cho m gam hỗn hợp X (gồm Na, Na2O, Ba và BaO) vào H2O dư,

thu được dung dịch Y và 0,06 mol H2. Sục từ từ đến hết 0,12 mol CO2 vào Y, thu được dung dịch Z và kết tủa BaCO3. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 (a mol) vào số mol CO2 (b mol) được biểu diễn theo đồ thị bên.

Hóa THPTQG 2023

Cho từ từ đến hết Z vào 30 ml dung dịch HCl 1M, thu được 0,02 mol CO2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m

C. 8,88.

[1] Đổi X thành m gam {Na, Ba, O} + H2O → 0,06H2 và dd Y {Na+, Ba2+, OH}

[2] dd Y + 0,12CO20,04BaCO3 + Z {Na2CO3, NaHCO3}

[3] Z + 0,03HCl + 0,02CO2

Thông tin [3] để tính được tỉ lệ mol hai muối trong Z; không phải là số mol thực sự do có thể axit HCl không đủ để 2 muối phản ứng hết trơn. Ta có hệ

  • molNa2CO3 + molNaHCO3 = 0,02 (bảo toàn mol C)
  • 2molNa2CO3 + molNaHCO3 = 0,03 = molHCl
  • giải ra molNa2CO3 = molNaHCO3 = 0,01
  • vậy đặt x là số mol thực sự của Na2CO3 ; NaHCO3 có trong Z.

Khi đó [2] là dd Y + 0,12CO20,04BaCO3 + Z {x mol Na2CO3, x mol NaHCO3}

  • bảo toàn C có 0,12 = 0,04 + x + x ⇒ x = 0,04
  • mol Na ban đầu = Na trong Z = 2x + x = 0,12
  • mol Ba ban đầu = Ba trong BaCO3 = 0,04

Xét [1]

  • bảo toàn điện tích trong Y có: nNa+ + 2nBa2+ = nOH- ⇒ 0,12 + 2.0,04 = 0,2
  • công thức mol O = (nOH- – 2nH2) : 2 = 0,04

Vậy mX = mNa + mBa + mO = 0,12.23 + 0,04.137 + 0,04.16 = 8,88

80. Poli(etylen terephtalat) (viết tắt là PET) là một polime

được điều chế từ axit terephtalic và etylen glicol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình bên.

PETCho các phát biểu sau:

(1) PET thuộc loại polieste.

(2) Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.

(3) Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng cacbon là 62,5%.

(4) Phản ứng tổng hợp PET từ axit terephtalic và etylen glicol thuộc loại phản ứng trùng hợp.

(5) Trong dung dịch, etylen glicol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Số phát biểu đúng là

D. 4.

3. Lỗi trong đề thi môn Hóa THPTQG 2023

Bài viết trên báo tuoitre.vn có tiêu đề: Giáo viên phản ánh ‘đề thi tốt nghiệp THPT môn hóa có nhiều lỗi’ ; với phần nhập đề như sau: Một số giảng viên, giáo viên môn hóa phản ánh vài câu trong đề thi hóa học kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 “có nhiều lỗi”.

Lỗi trong đề thi Hóa THPTQG 2023
Bài viết trên báo Tuổi trẻ (Nguồn: ảnh chụp màn hình tại tuoitre.vn)

Bạn đọc có thể tìm đọc bài viết; và cũng biết thêm ý kiến của nhiều bạn đọc trong phần comment bài báo trên.

………

Điều này là đương nhiên; mà không chỉ đề 2023 đâu, các đề Hóa từ trường học đến các loại đề thi trước giờ đều vậy cả. Lý do đơn giản lắm, do người chế đề dùng suy nghĩ của mình để áp đặt các chất phải phản ứng, cư xử theo ý nghĩ chủ quan; mà hổng chú ý Hóa là môn KHTN, 1 phân tử (xem như 1 cá thể) tồn tại và cư xử đôi khi không theo ý định chủ quan của mình; do vậy đôi khi hơi bị lố!

Bài viết trên tuoitre.vn có đoạn: “…, hầu hết bài toán hóa trong đề thi THPT không dựa vào thực nghiệm, được xây dựng bằng cách “trộn lẫn lý thuyết” và “lựa chọn số liệu phù hợp“. Dẫn đến việc đa số các thí nghiệm được mô tả trong đề rất khó để tiến hành trong thực tế, thậm chí phi lý.” Ví dụ:

Câu 79. Cho m gam hỗn hợp X (gồm Na, Na2O, Ba và BaO) vào H2O dư,

thu được dung dịch Y và 0,06 mol H2. Sục từ từ đến hết 0,12 mol CO2 vào Y, thu được dung dịch Z và kết tủa BaCO3. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 (a mol) vào số mol CO2 (b mol) được biểu diễn theo đồ thị bên.

Hóa THPTQG 2023

Cho từ từ đến hết Z vào 30 ml dung dịch HCl 1M, thu được 0,02 mol CO2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m

Lỗi được các tác giả chỉ ra là “bài toán rất phi lý về mặt thực nghiệm“, cụ thể

  1. không tồn tại một hỗn hợp chứa các kim loại mạnh như Na, Ba ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Nếu đây là hỗn hợp nhân tạo, thì tại sao lại phải mất công tiến hành một loạt thí nghiệm (thậm chí, cho kim loại nhẹ và hoạt động mạnh như Na vào nước dễ gây ra cháy nổ) mà không… đem lên cân? (mình cũng băn khoăn, nếu cân thì phải đặt cân trong môi trường khí trơ Nitơ hoặc Argon; vì sao vậy?… vì nếu để ngoài không khí, chưa kịp cân thì Na, Ba phản ứng ngay lập tức với O2, hơi H2O, rồi phản ứng tiếp với khí CO2 có trong không khí – biến thành một mớ chất hỗn độn, mà không còn là Na, Ba nữa …hổng biết làm sao luôn á. Vì chế đề kiểu vậy làm mình bị ….rơi vào bi kịch!).
  2. để có thể dựng được đồ thị như trong đề thì phải liên tục lấy mẫu (với thao tác thật chuẩn và giữ cho điều kiện phân tích thật ổn định) để theo dõi lượng kết tủa tạo thành. Không có phòng thí nghiệm nào đủ khả năng để làm được như vậy.

Một số sai sót khác được các tác giả chỉ ra ở

Câu 43. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

Trả lời là A. HCl.

Đề bài cần chặt chẽ hơn bằng việc đưa ra nồng độ cụ thể của mỗi chất (ví dụ, đều là nồng độ 0.1 M). Vì nếu dung dịch acid quá loãng (ví dụ, dung dịch HCl 10⁻⁸ M có pH chỉ khoảng 6.98; xấp xỉ môi trường trung tính) thì cũng không thể làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 54. Kim loại Fe được điều chế trực tiếp từ Fe2O3 bằng phương pháp

C. nhiệt luyện.

“Nhiệt luyện” chỉ là phương pháp phổ biến để sản xuất sắt trong công nghiệp.

“Điện phân nóng chảy” Fe2O3 để sản xuất Fe (sử dụng các hệ chất điện giải như B2O3–Na2O) không chỉ được áp dụng trong thực tế, mà còn là một phương pháp đầy hứa hẹn vì giúp giảm phát thải CO2. Lần đầu tiên mình biết thông tin này; đơn giản vì trước tới giờ, SGK có đổi nhưng nội dung ruột vẫn thế – chưa cập nhật gì mới, y như hồi mình học THPT cách đây hơn 20 năm. Việc này cần học hỏi cách viết SGK của thế giới (yêu cầu chương trình không đổi, nhưng cứ 3 năm họ cập nhật lại nội dung, có gì mới là viết vào ngay; nhờ thế mà HS và GV không bị lạc hậu). Cách sản xuất Fe bằng điện phân thì chỉ giảng viên Đại học có nghiên cứu liên quan mới biết; chứ GV cứ theo SGK mà dạy. Giả sử nếu có GV dạy HS điện phân nóng chảy để sản xuất Fe, rồi HS chọn câu trả lời này; trong khi đáp án chấm sai thì hổng biết làm sao luôn á!.

Các tác giả đề nghị: Nếu như đề bài viết “Trong công nghiệp, kim loại Fe thường được sản xuất trực tiếp từ Fe2O3 bằng phương pháp…” thì chọn “Nhiệt luyện” là đúng. Còn trong trường hợp này, cả “Nhiệt luyện” & “Điện phân nóng chảy” đều có thể chấp nhận được.

Cũng lỗi SGK không cập nhật thông tin mới ở

Câu 45. NaHCO3 được dùng làm bột nở, thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Tên của NaHCO3

A. natri hiđrocacbonat.

Một giảng viên cho rằng: “Thực tế, hiện nay NaHCO₃ không còn được khuyến cáo dùng trong điều trị chứng đau dạ dày vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, thông tin này không nên đưa vào đề thi THPT – vốn sẽ còn được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy nhiều năm sau”.

4. Liên kết nhanh

Ngoài đề thi môn Hóa THPTQG 2023 có bài giải như trên, các bé có thể xem thêm đề thi THPTQG & thi NL tại đây.

Nếu có câu hỏi hoặc cách giải hay, hãy ghi lại trong phần bình luận bên dưới bạn nhé. Câu hỏi và ý kiến của bạn luôn tuyệt vời. 💝🍀🌞🫰
Viết bởi Đỗ Trọng Toan từ W3chem.com

Mình là người tự mình thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi bạn gởi về. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại đây.😍 🥰 😘

Mình cảm ơn bạn rất nhiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!