Liên kết cộng hóa trị khi tụi mình chỉ góp chung electron thôi!

2

Hai người đàn ông dưới đây góp chung mỗi người 1 Euro; cũng vậy, các nguyên tử cũng “góp chung” electron, tạo liên kết có tên là CỘNG HÓA TRỊ.

Liên kết cộng hóa trị được hiểu dễ dàng khi mình dùng phép nhân hóa nguyên tử.

Bằng từ ngữ chỉ sử dụng cho con người, giờ đây dùng cho nguyên tử; giúp ta hiểu cách nguyên tử tạo liên kết là rất gần gũi, sinh động, hấp dẫn.

Từ ngữ dùng ở đây là “góp chung”, lúc đó nguyên tử đã biến thành con người.

1. Cách tạo liên kết cộng hóa trị bằng phép nhân hóa nguyên tử!

Liên kết cộng hóa trị tạo thành giữa: Phi kim_Phi kim_Hydro (gặp phi kim C Si ; N  P ; O  S ; F  Cl  Br  I).

Cách tạo liên kết gồm:

  • 2 nguyên tử “góp chung” các electron độc thân (cộng hoá trị bình thường, vẽ là ).
  • 1 nguyên tử “góp chung” luôn cặp electron khi cần (cộng hoá trị cho nhận, vẽ là ).

2. Vẽ electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

Trước khi có bản vẽ này, bạn phải làm các thao tác sau:

  • Viết cấu hình electron của các nguyên tử tương ứng.
  • Xác định số electron ở lớp ngoài cùng.
  • Phân bố electron ở lớp ngoài cùng vào AO (ban nâng cao mới học).
  • Nhìn vào sẽ thấy có bao nhiêu electron độc thân, bao nhiêu cặp electron.

Đây là câu chuyện dài thòng lòng! Dưới đây là câu chuyện kể vắn tắt! Đơn giản, bạn chấp nhận và nhớ để làm bài tập.

Electron ở lớp ngoài cùng
Photo: TrongToan on W3chem

Cũng có thể dùng mẹo sau để nhớ nếu cần:

  • Số e ở lớp ngoài cùng = số nhóm A (đã học rồi nha).
  • Số e độc thân = 8 – số nhóm A.
  • Vậy số e còn lại sẽ thuộc các cặp electron.

+Ví dụ, C ở nhóm IVA, vậy

  • 4e ở lớp ngoài cùng.
  • có 8 – 4 = 4e độc thân, vậy có 0 cặp e.

+Ví dụ, N ở nhóm VA, vậy

  • 5e ở lớp ngoài cùng.
  • có 8 – 5 = 3e độc thân.
  • vậy còn 2e ở cặp, tức có 1 cặp e.

+Ví dụ, S ở nhóm VIA, vậy

  • 6e ở lớp ngoài cùng.
  • có 8 – 6 = 2e độc thân.
  • vậy còn 4e ở cặp, tức có 2 cặp e.

3. Giải thích sự tạo thành liên kết cộng hóa trị bình thường

Đơn giản là xem và cố gắng hiểu! Hãy hỏi thêm thầy cô nha bạn.

Bạn để con chuột (hoặc ngón tay xinh nếu dùng smartphone) trên file và nhấp lần lượt như khi dùng file ppt để xem bài trình chiếu.

Ngoài cách vẽ CTCT như trên, người ta còn cách vẽ nữa là GIỮ LẠI CÁC CẶP electron CHƯA liên kết. Bạn hãy xem để hiểu:

vẽ CTCT liên kết cộng hóa trị
Photo: TrongToan on W3chem

Độ bền của 1 liên kết đơn < 1 liên kết đôi < 1 liên kết ba. Bạn cũng sẽ có thêm thông tin như sau:

  • Liên kết đơn là liên kết xích-ma (σ).
  • Liên kết đôi gồm 1 liên kết xích-ma và 1 liên kết pi (π).
  • Liên kết ba gồm 1 liên kết xích-ma và 2 liên kết pi.
  • Liên kết π kém bền hơn liên kết σ nên khi phản ứng, liên kết π bị bẻ gãy trước.

4. Giải thích sự tạo thành liên kết cộng hóa trị cho-nhận

Bạn để con chuột (hoặc ngón tay xinh nếu dùng smartphone) trên file và nhấp lần lượt như khi dùng file ppt để xem bài trình chiếu.

5. Bí kíp vẽ công thức cấu tạo

Theo lí thuyết, chúng mình phải vẽ công thức electron trước; rồi sau đó, mới chuyển ra công thức cấu tạo. Cách này rất công phu, nhưng giúp chúng mình hiểu rõ và chân thực cách tạo liên kết cộng hóa trị.

Có một cách khác giúp chúng mình vẽ đúng và nhanh hơn cách trên, có lẽ mình nên theo cách này. Muốn vậy, bạn phải nhớ bảng tổng kết sau:

Vẽ liên kết cộng hóa trị
Photo: TrongToan on W3chem

Cách làm

  • Vẽ liên kết cho hết.
  • Nếu cần nữa, ta mới dùng đến liên kết .
  • Trừ “ông vua” FLO không bao giờ có ; “tể tướng” OXI đôi khi mới có (hãy hỏi thầy cô nha bạn).

6. Liên kết cộng hóa trị không cực, có cực là gì?

Cực ở đây có nghĩa là cực dương, cực âm. Cũng có thể hiểu đơn giản: trong cuộc chiến tranh giành các cặp electron chung, đã xảy ra sự phân chia thành hai thái cực, nguyên tử yếu hơn đành để nguyên tử mạnh hơn kéo lệch cặp electron chung về phía mình!

Bạn để con chuột (hoặc ngón tay xinh nếu dùng smartphone) trên file và nhấp lần lượt như khi dùng file ppt để xem bài trình chiếu.

Lưu ý ở liên kết cộng hoá trị không cực, cặp e chung không bị kéo lệch (do 2 nguyên tử có độ âm điện bằng nhau như trên) ; và cũng gặp thêm 2 trường hợp sau:

  • 2 nguyên tử có độ âm điện chênh nhau quá ít; như liên kết giữa C (2.55) và H (2.20) trong hydrocarbon CH4, C2H6, …
  • Phân tử có moment lưỡng cực (?) bằng 0 (cấu tạo thẳng), gặp O=C=O.

7. Cộng hóa trị

Hoá trị nguyên tố trong phân tử có liên kết cộng hoá trị gọi là CỘNG HOÁ TRỊ

Cộng hóa trị = số liên kết quanh 1 nguyên tử. Nếu

  • ở trạng thái cơ bản: xét bình thường.
  • ở trạng thái kích thích: thay một → bằng liên kết = (trừ N, O không được thay!).

Ví dụ, với các phân tử có công thức cấu tạo:

[1] cộng hóa trị của H là 1.

[2] cộng hóa trị của H là 1; của Cl là 1

[3] cộng hóa trị của C là 4; của O là 2.

[4] cộng hóa trị của N là 3.


Liên kết nhanh

Đọc thêm các bài viết về Liên kết hóa học và Hóa lớp 10 tại đây.

Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy lưu lại trong phần bình luận bạn nhé. Câu hỏi và ý tưởng của bạn luôn tuyệt vời.

Đừng quên chia sẻ bài viết lên mạng xã hội để nhiều người cùng học nha bạn.

2 thoughts on “Liên kết cộng hóa trị khi tụi mình chỉ góp chung electron thôi!

    1. Chào Lâm Lộc.
      H có 2 khả năng: 🌺cho 1e (thành H+) và cả 🌳nhận 1e (thành H-) luôn nhe. Vì vậy trong bảng tuần hoàn, H xếp ở hai vị trí:
      *ở nhóm IA_ý nói H giống các nguyên tố nhóm này (cho 1e).
      *ở nhóm VIIA_ý nói H giống các nguyên tố nhóm này (nhận 1e).
      Vì sao vậy?
      *cũng giống con người mình; giả vờ A có 1 cái bánh; nếu A gặp người dữ hơn mình giành lấy_thì A đành để mất 1 chiếc bánh đó!…; còn nếu A gặp người B hiền hơn mình_thì A sẽ lấy bánh của B luôn!.
      Cũng vậy,
      *nếu H gặp nguyên tố có Độ âm điện lớn hơn như N, O, F, Cl, Br, I (khả năng rút e mạnh hơn H); thì H đành cho đi 1e_H có soh +1. Công thức hợp chất là NH3, H2O, HF, HCl, HBr, HI.
      *nếu H gặp nguyên tố có Độ âm điện nhỏ hơn như Li, Na, K, Rb, Cs, Be, Mg (khả năng rút e yếu hơn H); thì H cướp luôn 1e của chúng_H có soh -1. Công thức hợp chất là LiH, NaH, KH, BeH2, MgH2, …
      Em có thể đọc thêm về H- tại đây.
      Còn gì cần hỏi thì cứ viết lên đây nha Lộc.
      Trân trọng.☃️

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!