CÂY ăn ammonium, nitrate. CHÀO MÀO vui hát “triu…uýt…huýt…tu hìu”

0

Bài thơ “Con chào mào” của tác giả Mai Văn Phấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 (năm 2023), bộ Kết nối Tri thức và Cuộc sống gây nên những hờn dỗi, giận hờn vu vơ …!!!

Cây ăn Ammonium

Cây ăn ammonium sinh quả mọng. Chào mào bay đến vui quá, đậu lại tìm ăn. Nhà thơ tức cảnh sinh tình thơ lai láng:

Con chào mào đốm trắng mũ đỏ

Hót trên cây cao chót vót

triu… uýt… huýt… tu hìu…

Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ

Sợ chim bay đi

Vừa vẽ xong nó cất cánh

Tôi ôm khung nắng, khung gió

Nhành cây xanh hối hả đuổi theo

Trong vô tăm tích tôi nghĩ

Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu

Trái cây chín đỏ

Từng giọt nước

Thanh sạch của tôi

triu… uýt… huýt… tu hìu…

Chẳng cần chim lại bay về

Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.

🐦Chào mào (Pycnonotus jocosus) là loài chim thuộc bộ Sẻ phân bố ở châu Á; tuổi thọ khoảng 11 năm. Chào mào thường tìm đến chị Cây, hỏi xin trái cây để ăn. Chào mào cũng ăn côn trùng như sâu để giúp chị Cây khỏe đẹp.
🌳Chị Cây rất vui vì giúp được Chào mào; vì khi ấy, chị mới được thưởng thức giọng hát trong veo của Chào mào, lời hát ríu ra ríu rít thế này…
triu… uýt… huýt… tu hìu…
triu… uýt… huýt… tu hìu…
Chị Cây ra công ra sức sinh ra nhiều quả-trái tặng Chào mào. Muốn vậy, Chị cần phải bồi bổ cơ thể bằng chất dinh dưỡng nitrate (NO3) và ammonium (NH4+).
👨‍🔬Nhà Hóa học rất vinh hạnh được đồng hành tài trợ cho chị Cây các chất dinh dưỡng này; họ đặt tên chung là PHÂN BÓN HÓA HỌC. Ở đây, phân bón hóa học có nguyên tố Nitrogen; họ lại tiếp tục đặt tên là PHÂN ĐẠM để phân biệt với
– phân có nguyên tố Photphogen (P), gọi là Phân lân
– phân có nguyên tố Potassium (K)
– phân có trộn thêm nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S); vi lượng (Zn, B, Fe, Cu, Mn, Mo)

*Hoàn cảnh ra đời lời giới thiệu: nhân dịp lao xao khi bài thơ “CON CHÀO MÀO” được đưa vào 1 bộ SGK lớp 6 năm 2023.

1. Cation ammonium (NH4+) và Anion nitrate (NO3) được tạo thành thế nào?

1.1. Tổng hợp NH3

Lấy N2 (từ khí quyển) và H2 (từ điện phân H2O) để tổng hợp NH3, phương trình:

Nitrogen ra Ammonia, rồi cây ăn Ammonium

1.2. Dùng NH3 để tổng hợp HNO3 theo 3 giai đoạn

  • Oxi hoá khí amoniac bằng oxi không khí (t0, xt Pt)

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

  • Oxi hoá NO thành NO2

2NO + O2 → 2NO2

  • Chuyển hoá NO2 thành HNO3

4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3

1.3. Dùng NH3, CO2, HNO3, HCl, H2SO4 để tổng hợp PHÂN ĐẠM

Phân đạm là urea, muối ammonium, muối nitrate. Phương trình hóa học như sau:

  • Urea: NH3 + CO2 t0, p cao(NH2)2CO + H2O
  • Muối ammonium nitrate: HN3 + HNO3NH4NO3
  • Muối ammonium chloride: HN3 + HCl → NH4Cl
  • Muối ammonium sulfate: 2NH3 + H2SO4(NH4)2SO4

Khi bón các muối trên vào đất, chúng sẽ điện li ra ion NH4+, NO3 để cây ăn. Bé thấy:

  • Bản thân phân urea không có 1 trong 2 ion trên; nhưng khi bón vào đất, urea sẽ tác dụng với H2O để chuyển hóa thành muối ammonium carbonate (NH4)2CO3, phương trình:

(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3

  • Các loại phân NH4Cl, (NH4)2SO4, urea (sau chuyển hóa) cung cấp dinh dưỡng cho cây 1 loại ion là NH4+, được gọi là ĐẠM 1 LÁ.
  • Riêng loại phân NH4NO3 cung cấp dinh dưỡng cho cây cả 2 loại ion NH4+ và NO3 luôn, được gọi là ĐẠM 2 LÁ.

2. Tính chất vật lí của muối ammonium

Muối ammonium là chất tinh thể ion.

Hầu hết muối ammonium tan dễ trong nước. Tính tan dễ của chúng giúp cây hấp thụ dễ dàng ion NH4+, NO3.


3. Tính chất hóa học của muối ammonium

3.1. Khi đun nóng, muối ammonium dễ bị phân hủy

  • NH4Cl —t0→ NH3 + HCl
  • NH4HCO3t0→ NH3 + CO2 + H2O
  • NH4NO3t0→ N2O + 2H2O

3.2. Khi tác dụng với dung dịch kiềm (đun nóng nhẹ) tạo khí ammonia NH3 mùi khai xốc.

  • NH4Cl (aq) + NaOH (aq)NH3 (g) + NaCl (aq) + H2O (l)
  • NH4NO3 (aq) + NaOH (aq) NH3 (g) + NaNO3 (aq)+ H2O (l)
  • (NH4)2CO3 (aq) + 2KOH (aq) → K2CO3 (aq) + 2NH3 (g) + 2H2O (l)
  • (NH4)2CO3 (aq) + Ba(OH)2 (aq) → BaCO3 (s) + 2NH3(g) + 2H2O (l)

Bé nhận biết khí NH3 sinh ra:

  • đừng dùng mũi để hửi (thực tế khi làm thí nghiệm, bé sẽ vẫn ngửi thấy mùi khai khai lởn vởn quanh mũi mình).
  • mà làm đúng khoa học: đặt một mẩu giấy quỳ tím đã tẩm ít H2O (gọi là quỳ tím ẩm) lên miệng ống nghiệm; sẽ thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh; điều này là do
    • NH3 bay lên miệng ống nghiệm, gặp H2O mà bé đã tẩm vào giấy quỳ tím nên xảy ra phản ứng NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH
    • Sản phẩm sinh ra OH (môi trường kiềm) nên làm quỳ tím từ màu tím chuyển sang màu xanh.
  • người ta cũng có thể đặt đầu đũa thủy tinh (đã nhúng vào dung dịch HClđặc) để trên miệng ống nghiệm, NH3 bay lên gặp HCl ⇒ xảy phản ứng NH3 (g) + HCl (g) → NH4Cl (s). Hiện tượng là thấy “khói” trắng loang ra (là vô số hạt chất rắn NH4Cl màu trắng, nhỏ li ti, bay lung tung).

Trong clip dưới đây, tác giả dùng quỳ tím ẩm để nhận biết NH3

(Nguồn: YouTube MaChemGuy)

Xem lại thí nghiệm NH3 + HCl tạo khói trắng

(Nguồn: YouTube MEL Science)

3.3. Phản ứng trao đổi ion khác (phải thỏa điều kiện xảy ra)

  • (NH4)2CO3 (aq) + CaCl2 (aq) → 2NH4Cl (aq) + CaCO3 (s)
  • (NH4)2CO3 (aq) + 2HCl (aq) → 2NH4Cl (aq) + CO2 (g) + H2O (l)

4. “Con chào mào” mộng mơ của nhà thơ

Trích 1 đoạn trong bài viết “Từ Bắt nạt đến Con chào mào: Khi thơ ca trở thành bao cát” của Hiền Trang tại vietcetera.com đăng ngày 20-10-2023. Bạn đọc thêm để biết. Đoạn văn viết thế này:

Con chim chào mào của Mai Văn Phấn đâu chỉ là một con chim thực mà soi xét xem là tiếng hót có giống thật không, cái mũ trên đầu có giống thật không. Đó là một con chim biểu tượng, biểu tượng cho tự do, cho giấc mơ, cho tất cả những gì đẹp đẽ mau qua và không trở lại, nhưng vì là con người nên ta vẫn muốn níu kéo. Bài thơ theo cách ấy mở nghĩa ra vô tận trong những khoảng lặng của mình.

Con người không giữ được con chim chào mào ở lại trong tay mình, nhưng vẫn giữ được con chim trong tâm trí. Liên tưởng rộng hơn, có rất nhiều thứ trên đời con người không giữ được: cảnh vật, thời gian, thanh xuân, những con người khác… Nhưng chúng ta lại được trời phú cho khả năng lưu giữ những điều đã mất trong tâm tưởng. Tất nhiên, bài thơ của Mai Văn Phấn không phải thứ thơ ăn liền, đọc một lượt là nhận ra ý tứ. Đó là kiểu thi ca cần thời gian để chờ cái đẹp hiển lộ. Nhưng có lẽ, vì thế giới ngày nay là thế giới của tốc độ, nên có nhiều người chẳng có đủ thời gian để cảm bài thơ.

… 🌳🍎🍋🍒🫐🐦🍀🌿🐿


5. Liên kết nhanh

Đọc thêm về Quy trình Haber-Bosch tại đây.

Đọc thêm các bài viết của Hóa lớp 11 tại đây.

🍒🍓🫒🍍 Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy ghi lại trong phần bình luận bên dưới bạn nhé. Câu hỏi và ý tưởng của bạn luôn tuyệt vời.
Viết bởi Đỗ Trọng Toan từ W3chem.com

Mình là người tự thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi bạn gởi về. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại đây.😍 🥰 😘

Mình cảm ơn bạn rất nhiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!