Viết & Gọi tên đồng phân trong khi bạn bè uống trà sữa
Trong khi bạn bè đồng trang lứa với bé chỉ dành thời gian để ngủ, để chơi, để uống trà sữa thì bé hãy viết & gọi tên chất đồng phân. Nếu được như vậy, bé bây giờ sẽ rất khác với bé của ngày hôm kia 😅…ka ka ka. *
* Lấy cảm hứng từ lời nói của Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 – Huỳnh Trần Ý Nhi: “Trong khi bạn bè đồng trang lứa với em chỉ dành thời gian để ngủ, để chơi, để uống trà sữa thì tôi đã tham dự cuộc thi hoa hậu. Tôi nghĩ mình trưởng thành hơn các bạn, khi mà các bạn vừa đi học vừa đi làm thì tôi đã là một hoa hậu. Từ giờ tôi sẽ giữ mình hơn để xứng đáng với cương vị của một hoa hậu”.
Nội dung bài viết
1. Để viết & gọi tên đồng phân, phải biết
1.1. Dạng mạch carbon mạch hở
Khi C này liên kết với C khác sẽ tạo nên mạch carbon. Mạch carbon có thể là mạch hở hoặc mạch đóng vòng; ở đây mình chỉ vẽ mạch hở thôi, mạch vòng thấy SGK 2023 bỏ rồi.
1.1.1 Nếu có 1C_đương nhiên hổng có dạng mạch carbon rồi,
vì còn C khác nữa đâu để nó liên kết. Vậy lúc này C (hóa trị IV) sẽ liên kết với nguyên tử khác như H, Cl, F, Br.
🌎 Khi C gắn với 4 nguyên tử Hydrogen; mình gặp được hợp chất hữu cơ đơn giản nhất là khí methane CH4. Đây là khí gây nên hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ trái đất tăng lên. CH4 giữ nhiệt trong khí quyển mạnh hơn 25 lần so với CO2 (nhưng may mắn vì tuổi thọ của CH4 ngắn hơn CO2; CH4 sống được 7 đến 12 năm, trong khi CO2 sống đến hàng trăm năm hoặc hơn!). Xem thêm về CH4 và đo lường CH4 trong khí quyển của NASA tại đây.
Sự lên men cỏ ở bao tử trong quá trình tiêu hóa của bò có sinh ra khí CH4; và methane được thoát ra khi bò thở, ợ hơi. Vì vậy khi bạn ăn thịt bò cũng nghĩa là bé đang sản sinh ra khí CH4 đấy (do phải nuôi thêm bò để làm thịt).
🦍 Chloroform CHCl3 là chất lỏng không màu, nhanh chóng bay hơi thành khí. Chất này có tác dụng gây mê (nhưng độc). Trong phim King Kong năm 2005, các nhà thám hiểm đã dùng chất này để đánh mê con King Kong khổng lồ, họ phải ném vài chai CHCl3 ở lần thứ 2 thì King Kong mới đủ đô để ngủ (xem video bên dưới).
1.1.2. Nếu có 2C_vẽ được 1 dạng mạch đơn sơ sau
C—C
1.1.3. Nếu có 3C_cũng vẽ được 1 dạng mạch đơn giản sau
C—C—C
1.1.4. Nếu có 4C_vẽ được 2 dạng mạch
1.1.5. Nếu có 5C_bé vẽ được 3 dạng mạch xinh đẹp sau
1.1.6. Nếu có 6C_bé vẽ được 5 dạng mạch sau
1.1.7. Nếu có 7C_vẽ được đến 9 dạng mạch luôn
1.1.8. Nếu có nhiều C hơn nữa_để máy làm
Khi số carbon tăng, số dạng mạch tăng lên khủng khiếp luôn đó. Lúc này, mình không thể vẽ được tất cả dạng mạch nữa rồi. Hãy xem bảng liệt kê dưới đây:
1.1.9. Tô mạch carbon chính
Đến đây bé chỉ cần biết: mạch chính là mạch dài nhất!. Bây giờ mình sẽ tô mạch carbon chính trong mỗi dạng mạch trên nha. Tự làm để hiểu, rồi mới xem đáp án bên dưới.
Mạch C chính được tô bằng đường màu xanh lá cây á.
1.2. Tên gọi mạch carbon chính
mạch carbon chính có số C là | thì gọi là |
1 | meth- |
2 | eth- |
3 | prop- |
4 | but- |
5 | pent- |
6 | hex- |
7 | hept- |
8 | oct- |
9 | non- |
10 | dec- |
Giang hồ lấy các chữ cái đầu đọc vui vẻ, giúp dễ nhớ là
- Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng, hoặc
- Mẹ Em Phải Bán Phân Hóa Học Ở Ngoài Đường
1.3. Tên gọi phần nhánh (gốc)
Ở các dạng mạch trên, mấy Carbon lòng thòng đính vào mạch chính sẽ hình thành phần nhánh (giống như nhánh cây đính vào thân cây vậy).
Bé hãy xem, carbon là phần nhánh được tô hình tròn màu xanh blue như dưới đây nè:
Nhìn trên, bé thấy có 1C và 2C lòng thòng – chính là 2 nhánh thông dụng sẽ gặp sau:
- nhánh CH3– có tên methyl
- nhánh CH3-CH2– (hoặc gom lại là C2H5–) có tên ethyl
1.4. Vẽ thêm trục đối xứng
Để tiện viết đồng phân & xét phản ứng sau này, mình cũng nên vẽ trục đối xứng vào từng dạng mạch; với qui ước: Trục đối xứng vuông góc với mạch carbon chính & chia 2 bên y chang nhau (mạch nào hổng có trục này thì thôi).
Mình sẽ có kết quả sau:
1.5. Tên gọi nhóm chức
Gặp mấy cái này. Còn thêm mình sẽ tiếp tục ở lớp 12.
- Tất cả liên kết giữa các nguyên tử C chỉ là liên kết đơn C-C: ane
- Liên kết đôi C=C: ene
- Liên kết ba C≡C: yne
- Nhóm ancol -OH: ol
2. Viết & gọi tên đồng phân ALKANE
Mời Quý bạn đọc bài viết tại đây
3. Liên kết nhanh
Đọc thêm các bài viết của Hóa lớp 11 tại đây.
Viết bởi Đỗ Trọng Toan từ W3chem.com
Mình là người tự thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi bạn gởi về. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại đây.😍 🥰 😘