Phân biệt dung dịch và chất khí, phiên bản tuổi teen

0

Phân biệt ion dương, ion âm và một số chất khí là các bài đã học từ thuở còn ngô nghê, khi mới bước chân vào môn Hóa học.

Phân biệt dung dịch

Phân biệt dung dịch bằng cách nhìn màu sắc dung dịch, chất kết tủa vẫn không là gì so với …dùng lỗ mũi ngửi mùi khí sinh ra (H2S mùi thối rình, SO2 mùi hắc, NH3 mùi khai thấy mà ghê!).

Điều kiêng kị của thực nghiệm Hóa học đã bị vi phạm trắng trợn; khi ta dùng lý thuyết để sáng chế ra các bài phân biệt dung dịch …trời ơi! Bởi vì …nếu bạn ngửi các khí trên, đều gây hại cho cơ thể, ít nhất là chóng mặt, đau đầu, ngạt thở, …

1. Cách tra bảng tính tan cho bài phân biệt dung dịch

Từ Bảng tính tan, bạn sẽ biết được một chất là tan (T), không tan (K), ít tan (I), không tồn tại hoặc phân hủy ( ) khi hòa tan vào H2O.

Ví dụ tìm xem AgCl thế nào, bạn thấy chất này gồm ion Ag+ và Cl; do vậy từ cột ion dương, bạn tìm Ag+ rồi chiếu xuống ; cột ion âm, bạn tìm Cl rồi chiếu ngang; ô giao nhau của hai ion trên sẽ cho bạn biết tính tan của AgCl là gì.

Bảng tính tan để phân biệt hóa chất
Photo: TrongToan on W3chem

Từ bảng trên cho thấy: AgCl là chất không tan (kết tủa) màu trắng. Các chất khác mình làm tương tự nha bạn.

2. Cách phân biệt dung dịch có chứa ion dương, ion âm

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

3. Người ta đã chế nhiều bài phân biệt dung dịch

3.1. Tạo hidroxit kết tủa có màu, hidroxit tan do lưỡng tính

3.1.1. Có 8 dung dịch riêng rẽ nồng độ khoảng 0,1M; mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây:

Na+, NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, Cu2+, Ag+. Dùng dung dịch NaOH (hoặc KOH) cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch? A. 8. | B. 7. | C. 6. | D. 5. (Gom trong Sách bài tập NC của Bộ GD 2007)

Dùng đôi mắt nhìn vào, chúng mình biết được ngay dung dịch có màu là Fe3+, Cu2+:

  • .dung dịch Fe3+ có màu vàng nâu.
  • dung dịch Cu2+ có màu xanh lam.

Nhưng bây giờ, giả vờ ta hổng thấy màu; khi nhỏ (từ từ đến dư) dung dịch NaOH (hoặc KOH) vào mỗi dung dịch sẽ:

  • không thấy hiện tượng gì ⇒ Na+ ; do không có phản ứng.
  • thấy có khí lăn tăn thoát ra ⇒ NH4+ ; do NH4+ + OH → NH3 + H2O.
  • thấy có kết tủa trắng không tan ⇒ Mg2+ ; do Mg2+ + 2OH → Mg(OH)2.
  • thấy có kết tủa trắng hơi xanh, rồi hóa nâu rỉ ⇒ Fe2+ ; do
    • Fe2+ + 2OH → Fe(OH)2 rắn trắng hơi xanh
    • 4Fe(OH)2 + O2không khí + 2H2O → 4Fe(OH)3 rắn nâu đỏ
  • thấy có kết tủa nâu rỉ ⇒ Fe3+ ; do Fe3+ + 3OH → Fe(OH)3.
  • thấy có kết tủa trắng rồi tan ⇒ Al3+ ; do
    • Al3+ + 3OH → Al(OH)3 rắn trắng
    • Al(OH)3 + OH → AlO2tan+ 2H2O
  • thấy có kết tủa màu xanh lam ⇒ Cu2+ ; do Cu2+ + 2OH → Cu(OH)2.
  • thấy có kết tủa trắng, rồi hóa màu xám ⇒ Ag+ ; do
    • Ag+ + OH → AgOH rắn trắng
    • 2AgOH → Ag2O rắn xám + H2O

3.1.2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch: NaCl, NH4Cl, AlCl3, FeCl2, CuCl2, (NH4)2SO4?

A. Dung dịch BaCl2. | B. Dung dịch Ba(OH)2. | C. Dung dịch NaOH. | D. Quỳ tím. (Sách bài tập NC của Bộ GD 2007)

3.2. Tạo hidroxit kết tủa có màu, hidroxit tan do tạo phức chất

Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn:

MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2,KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng A. dung dịch NaOH. | B. dung dịch NH3. | C. dung dich Na2CO3. | D. quỳ tím. (Sách bài tập NC của Bộ GD 2007)

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 (NH3 + H2O ⇌ NH4+ + OH) vào, ta:

  • thấy kết tủa màu trắng không tan ⇒ MgCl2 do Mg2+ + 2OH → Mg(OH)2.
  • thấy kết tủa màu trắng rồi tan hết ⇒ ZnCl2 do
    • Zn2+ + 2OH → Zn(OH)2
    • Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
  • thấy kết tủa màu trắng dạng keo không tan ⇒ AlCl3 do Al3+ + 3OH → Al(OH)3.
  • thấy kết tủa trắng hơi xanh rồi hóa nâu đỏ ⇒ FeCl2 do (xem bài trên)
  • không thấy hiện tượng gì ⇒ KCl.

3.3. Hơ trên ngọn lửa không màu, rồi ngắm nhìn màu ngọn lửa sinh ra!

Cho 4 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có 1 loại cation: Na+, Mg2+, Zn2+, Ni2+.

Nếu chỉ dùng cách thử màu ngọn lửa thì có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch? A. 1. | B. 2. | C. 3. | D. 4. (Sách bài tập NC của Bộ GD 2007)

Mình có thể trả lời: không biết vì trong chương trình, mình hổng học màu tạo ra khi hơ ion Mg2+, Zn2+, Ni2+ trên ngọn lửa không màu.

Xem thêm: Màu của ion kim loại kiềm khi đốt trên ngọn lửa không màu.

4. Ngửi chất khí để phân biệt

Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M

của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch, thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch? A. 1. | B. 2. | C. 3. | D. 5. (Sách Giáo khoa NC của Bộ GD 2007)

Lưu ý: Học sinh không được làm thí nghiệm theo bài giải; do sẽ bị ngộ độc các chất khí.

Khi nhỏ dung dịch H2SO­4 loãng vào 5 dung dịch, nếu:

  • không thấy gì cả ⇒ KCl ; do không xảy ra phản ứng.
  • thấy có kết tủa màu trắng và khí lăn tăn thoát ra ⇒ Ba(HCO3)2

H2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 tủa + 2H2O + 2CO2

  • thấy chỉ có khí không mùi lăn tăn thoát ra ⇒ K2CO3

H2SO4 + K2CO3 → K2SO4 + H2O + CO2

  • thấy chỉ có khí lăn tăn thoát ra, nhưng có mùi như trứng thối ⇒ K2S

H2SO4 + K2S → K2SO4 + H2S

  • thấy chỉ có khí lăn tăn thoát ra, nhưng có mùi hắc (sốc) ⇒ K2SO3

H2SO4 + K2SO3 → K2SO4 + H2O + SO2


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!