Môn Hóa tốt nghiệp THPTQG 2024 – kỉ niệm lần cuối rồi chia xa

0

W3Chem trân trọng giới thiệu đề thi và đáp án môn Hóa tốt nghiệp THPTQG 2024. Kỳ thi 2024 rất đặc biệt; bởi… lời chia tay thường khó để nói ra, nhưng ở đây; giã từ chương trình phân ban này ngược lại – thật vui!. Bên cạnh cũng lắm bồi hồi cho đề thi mới; hổng biết đề thi năm 2025 có gì không nữa?.

Hóa THPTQG 2024

Môn Hóa tốt nghiệp THPTQG 2024 là một cột mốc: đây là đề thi lần cuối theo chương trình cải cách phân ban; đánh dấu chương trình phân ban đã khép lại. Đến năm 2025, đề thi sẽ theo nội dung mới do Bộ GD công bố ngày 26-12-2018, đề thi hổng còn thế này nữa, mà Bộ đưa ra đề minh họa năm 2025 như này nè – bạn đọc tại đây nhe. Các môn học cấp III từ năm học 2022-2023 cũng đã đổi theo chương trình viết năm 2018 – bạn vào đây xem nè.

Sự tích có đến 24 mã đề – mỗi HS 1 mã đề luôn

Số mã đề thi các môn trắc nghiệm đến năm 2016

Người ta chỉ làm 1 bộ đề 40 câu; rồi đảo thành 08 mã đề khác nhau. Khi giám thị phát, người ta sẽ phân bố sao cho các HS gần nhau không cùng mã đề. Thời gian làm bài là 50 phút.

Vì các câu hỏi là hoàn toàn giống nhau, vì vậy mà thí sinh có thể copy bài nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Sự cố hi hữu năm 2016

Ở kì thi THPT năm 2016, tại điểm thi trường Đại học Vinh, thí sinh Nguyễn Sỹ Hùng, số báo danh TDV007452 (học sinh Trường THPT Tây Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đạt điểm 10 môn Vật lý nhưng lại hỏng tốt nghiệp vì môn Toán điểm 0. Kết quả điểm thi của thí sinh này như sau: Vật lý 10 điểm, Hóa 8 điểm, Văn 2.5 điểm, Ngoại ngữ 2.13 điểm, Toán 0 điểm.

Một thí sinh học yếu, Toán điểm 0 lại đạt “điểm 10” môn Lý? Trong khi Toán cũng là môn trắc nghiệm, đánh bừa thì bèo nhất cũng phải đạt 1 câu 0.25 điểm chứ!.

Nếu thí sinh “khoanh bừa” đáp án.

Tô đại đáp án mà đạt 10 điểm thì xác suất “siêu thấp”, khó xảy ra hơn trúng số độc đắc hàng tỷ lần. Nếu 40 câu tô giống nhau (hoặc A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) thì xác suất đúng chỉ bằng 1/4, thí sinh chỉ đạt 2.5 điểm. Thực ra xác suất đúng 1/4 cũng ít khi xảy ra, vì không phải bao cũng có 10 câu đáp án A, 10 câu đáp án B, 10 câu đáp án C, 10 câu đáp án D trong đề thi trắc nghiệm (nó tùy người lập trình của phần mềm đảo để). Vậy chuyện thí sinh “đánh bừa” được điểm tối đa là hết sức vô lý.

Nếu thí sinh này chép bài của thí sinh ngồi bên.

Nếu vậy, thí sinh ngồi bên phải là thí sinh rất giỏi, bài làm điểm 10. Trong bảng điểm của cụm thi này cho thấy, có 2 thí sinh khác cũng đạt điểm 10 môn Vật lý, đó là 2 thí sinh số báo danh TDV007441, TDV007442 (cùng tên là Nguyễn Mạnh Hùng), cùng vần H. Vậy thí sinh Nguyễn Sỹ Hùng có cùng phòng thi với 2 thí sinh đó không? Nếu cùng phòng thi thì buổi thi môn Vật lý, phương án đánh số báo danh có xếp (ngẫu nhiên) em Nguyễn Sỹ Hùng ngồi gần 1 trong 2 em nói trên không? Việc “truy ra” vị trí chỗ ngồi thí sinh không có gì khó.

Nếu giám thị không kiểm tra việc tô mã đề của thí sinh xem coi có đúng với mã đề của đề thi được phát hay không. Khi bỏ qua khâu kiểm tra này, có thể thí sinh ghi mã đề giống như thí sinh bên cạnh ; rồi “sao nguyên” đáp án của thí sinh bên cạnh luôn. Khi thu bài thi, giám thị không thể nhớ số mã đề của từng thí sinh, nên khó có thể phát hiện sự gian lận trên; máy chấm cũng không cài đặt để kiểm tra xem số lượng thí sinh có cùng mã đề là bao nhiêu đứa… thì bó tay luôn rồi!.

Nếu giám thị trong phòng thi “lơ là” hoặc dung túng cho thí sinh quay cóp, thì dù 2 thí sinh không ngồi gần nhau, không cùng mã đề, thí sinh này vẫn có thể chép đáp án của thí sinh khác qua việc trao đổi, chuyền, ném giấy nháp, bài thi, đề thi (đã khoanh đáp án). Bởi vì, 40 câu trắc nghiệm là hoàn toàn giống nhau giữa các đề thi, chỉ khác nhau về thứ tự câu hỏi và thứ tự đáp án A-B-C-D.

Em Hùng nói gì?

Chia sẻ với phóng viên báo chí, em Hùng đã tiết lộ: “Em nhìn thấy bài bạn làm nên khoanh theo, đến khi sắp hết giờ, còn một số câu cuối thì em khoanh bừa”. Không biết em nói có chính xác không, nhưng rõ ràng, qua phân tích nêu trên, việc em quay cóp là có thực, vấn đề là em quay cóp thế nào mà thôi.

Sự tích 24 mã đề

Vậy là đã có 2 thí sinh tô cùng 1 mã đề; điều này máy chấm chưa được cài lệnh nên hổng phát hiện ra. Tức quá, Bộ GD làm luôn 24 mã đề riêng biệt cho 24 thí sinh – mỗi thí sinh là 1 mã đề luôn; như môn Lý – Hóa – Sinh họ ghi mã đề từ 201, 202, 203, ……, 2024. Nhưng để chấm 1 tổ hợp 3 môn Lý-Hóa-Sinh, họ chế thế này:

  • Lý thi đầu tiên, đề 40 câu đánh số từ Câu 1 đến Câu 40.
  • Hóa thi tiếp theo đó, đề 40 câu đánh số từ Câu 41 đến Câu 80.
  • Sinh thi cuối cùng, đề 40 câu đánh số từ Câu 81 đến Câu 120.

HS tô đáp án trên 1 tờ giấy thôi, và nhớ là khi nhận đề Hóa, Sinh thì mình phải so đúng mã đề môn Lý mình đã nhận đầu tiên; sai là xong luôn – mà cũng khó vì nếu chỉ 1 thí sinh sai thôi, thì đã có thí sinh khác la làng lên rồi; thế này thì thí sinh có mà chạy đàng Trời!.

Để cho chắc ăn hơn, họ làm 1 lúc 4 bộ đề 40 câu khác nhau hoàn toàn, có thể cùng nội dung nhưng đổi chất, đổi lượng…; rồi mỗi bộ đề đảo thành 6 mã đề khác nhau – thế là đủ 24 mã đề cho 24 thí sinh – mỗi thí sinh 1 mã duy nhất; thì thí sinh hết cửa tô sai mã đề, cũng chẳng thể copy bài kế bên!.

Đề thi môn Hóa tốt nghiệp THPTQG 2024

Lần cuối trước khi chia xa, Bộ GD chả thèm đưa file pdf. hay file hình lên web nữa. Chúng mình chỉ có hình chụp đề thi của các thí sinh thôi à!.

Một mã đề chính thức môn Hóa thi THPTQG năm 2024 như sau:

Hóa THPT 2024 - 1
Hóa THPT 2024 - 2
Hóa THPT 2024 - 3
Hóa THPT 2024 - 4

Đáp án môn Hóa tốt nghiệp THPTQG 2024

Đáp án Hóa THPTQG 2024
Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy lưu lại trong phần bình luận bên dưới Bạn nhé! Câu hỏi và ý tưởng của Bạn luôn tuyệt vời.

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!