Kiểm tra Đại cương kim loại hệ số 1, giải chi tiết

0

W3chem trân trọng giới thiệu đề kiểm tra Đại cương kim loại hệ số 1. Dịch Covid-19 khiến đề thi chỉ ở mức nhận biết và vận dụng thấp.

Nội dung bài viết

1. Đề 1 kiểm tra Đại cương kim loại hệ số 1

Hình thức: 25 câu trắc nghiệm – mã đề 1

Thời gian: 40 phút

Cho nguyên tử khối (theo u) của: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K = 39; Ca = 40; Fe=56; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Cd=112; Sn=119; Ba=137.


1. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả mọi nguyên tử kim loại đều có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim.           

D. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính cứng.

2. Tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt của các kim loại sau giảm theo thứ tự

A. Cu, Al, Ag. | B. Al, Ag, Cu. | C. Al, Cu, Ag. | D. Ag, Cu, Al.

3. Cho các kim loại Ba, Fe, Mg, Al, K, Ca; số kim loại trong dãy tác dụng được với nước (nhiệt độ thường) tạo dung dịch kiềm là

A. 4. | B. 5. | C. 3. | D. 2.

4. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.                               

B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.

C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.                              

D. 0,12 mol FeSO4.

+nFe = 0,12

+Phản ứng 2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

  • thấy H2SO4 phản ứng hết 0,3 mol ⇒ Fe phản ứng = 0,1
  • sau phản ứng thu: Fe 0,02 | Fe2(SO4)3 sinh ra = 0,05

+Fe và Fe2(SO4)3 ở chung không chịu nổi, tiếp tục phản ứng

  • Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
  • thấy Fe phả ứng hết 0,02 mol
  • sau phản ứng thu: Fe2(SO4)3 0,03 | FeSO4 sinh ra = 0,06

+Bạn có thể giải theo cách khác siêu hơn nữa.

5. Trường hợp nào sau đây kim loại bị hoà tan?

A. Ngâm Cu trong dung dịch FeCl2.                                        

B. Ngâm Ag trong dung dịch CuSO4.

C. Ngâm Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.                                       

D. Ngâm Cu trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

6. Dãy xếp theo chiều tính oxi hoá tăng dần

A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.

B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.

C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.      

D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.

Hãy xem lại Dãy điện hóa của kim loại tại đây nhe.

7. Cho hỗn hợp kim loại Fe, Mg, Al, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4. Thứ tự kim loại tác dụng với muối là

A. Fe, Al, Zn, Mg.                     

B. Zn, Mg, Fe, Al.                     

C. Al, Mg, Fe, Zn.                     

D. Mg, Al, Zn, Fe.

Vì tính kim loại (tính khử) của Mg > Al > Zn > Fe. Hãy xem lại Dãy điện hóa của kim loại.

8. Phản ứng hóa học nào sau đây xảy ra trong sự ăn mòn kim loại?

A. Phản ứng trao đổi.                                                              

B. Phản ứng oxi-hóa khử.          

C. Phản ứng thủy phân.                                                          

D. Phản ứng axit-bazơ.

9. Hòa tan hết 19,56 gam hỗn hợp gồm Fe, Al, Mg trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư),  thu được 0,66 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là

A. 61,92 gam. | B. 69,10 gam. | C. 82,92 gam. | D. 96,12 gam.

+Làm bình thường kiểu ngây thơ:

  • Đặt 3 kim loại là R, hóa trị trung bình là n
  • Phương trình là …R + …H2SO4 → …R2(SO4)n + …SO2 + …H2O
  • Bảo toàn khối lượng, tính ra rắn = Muối sunfat R2(SO4)n

+Dùng công thức cho nhanh mmuối sunfat = mKL + 48.2.nSO2 = 19,56 + 48.2.0,66 = 82,92gam

10. Trường hợp kim loại không bị ăn mòn điện hóa học là

A. Hợp kim Zn-Cu trong dung dịch HCl.                                 

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Tôn tráng kẽm tiếp xúc với nước.                                       

D. Đốt thép cacbon trong khí Cl2 dư.

11. Tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 .                            

2) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

3) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.                                  

4) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.

5) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.                                 

6) Nhiệt phân AgNO3.

7) Đốt FeS2 trong không khí.                                             

8) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

9) Nhiệt phân CaCO3.

10) Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm Al2O3,  Fe2O3 và MgO nung nóng.

11) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 5. | B. 6. | C. 7. | D. 8.

12. Cho 1,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al trong X là

A. 0,6 gam. | B. 0,9 gam. | C. 0,72 gam. | D. 1,08 gam.

13. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, Al2O3 nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, Fe, Zn, Al2O3. | B. Cu, Fe, ZnO, Al2O3. | C. Cu, Fe, Zn, Al. | D. Cu, FeO, ZnO, Al2O3.

14. Oxi hoá hoàn toàn m gam kim loại (X) cần dùng vừa đủ 0,25m gam khí O2. (X) là kim loại nào sau đây?

A. Cu. | B. Ca. | C. Al. | D. Fe.

Kim loại X có số oxi hóa +n ⇒ Oxit là X2On

Cho m = 1 ⇒ mO2 = 0,25gam

Lập tỉ lệ khối lượng cho X2On

  • 2.MX : 16n = 1 : 0,25
  • ⇒ MX = 32n
  • chọn n = 2 ⇒ MX = 64 = Đồng (Cu)

15. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng 3 phương pháp (điện phân, thủy luyện, nhiệt luyện)?

A. Al. | B. Ca. | C. Cu. | D. Na.

+ Al, Ca, Na chỉ bằng phương pháp điện phân.

+ Với Cu có thể theo 3 cách:

  • Điện phân: CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + 0,5O2
  • Thủy luyện: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
  • Nhiệt luyện: H2 + CuO → Cu + H2O

16. Trong các kim loại Na, Fe, Mg, Cu, Ag; có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân?

A. 2. | B. 1. | C. 3. | D. 4.

17. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+, ta dùng một lượng dư

A. kim loại Mg. | B. kim loại Fe. | C. kim loại Ba. | D. kim loại Ag.

18. Hiện tượng xảy ra khi cho kim loại Na vào dung dịch Na2SO4.

A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh lam.                    

B. Sủi bọt khí không màu.

C. Không có gì xảy ra.                                                                            

D. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa trắng.

Do Na tác dụng với H2O có trong dung dịch Na2SO4 tạo khí H2

19. Hòa tan hết 1,935 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn và Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch chứa 11,52 gam muối clorua. Giá trị V bằng

A. 3,136. | B. 2,688. | C. 3,024. | D. 8,960.

Dùng công thức

  • mmuối = mKL + 71.nH2 11,52 = 1,935 + 71.nH2
  • ⇒ nH2 = 0,135 nên V = 3,024lit

20. Để khử hoàn toàn 108 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 20,16 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 78,7 gam. | B. 93,6 gam. | C. 117,6 gam. | D. 78,6 gam.

Dễ dàng ta có

  • nCO = nO = 0,9 mol
  • mrắn = mhỗn hợp – mO = 108 – 0,9.16 = 93,6gam

21. Cho 24 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 225 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là

A. 60 gam. | B. 80 gam. | C. 85 gam. | D. 90 gam.

Lại dùng công thức: mmuối sunfat = moxit + 80.nH2SO4 = 24 + 80.0,45 = 60 gam

22. Có phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O. Sau khi cân bằng, tổng số các hệ số cân bằng (số nguyên, tối giản) của phương trình hoá học này là

A. 29. | B. 77. | C. 76. | D. 92.

10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

Xem thêm nhiều phản ứng hấp dẫn khác tại đây!

23. 30,72 gam hỗn hợp gồm Al2O3 , MgO , ZnO , CuO tác dụng vừa đủ với 1,2 lít dung dịch axit HCl nồng độ 1M. Nếu cho 30,72 gam hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch loãng chứa 51,3 gam gồm HCl và H2SO4 thì thu được hỗn hợp các muối có tổng khối lượng là

A. 67,88 gam. | B. 54,68 gam. | C. 47,48 gam. | D. 71,22 gam.

+ 30,72 gam RxOy + 1,2mol HCl ⇒ muối {R + Cl} + H2O

  • 1,2mol HCl ⇒ H2O = 0,6mol (bảo toàn mol H)
  • H2O ở phản ứng dưới cũng là 0,6mol

+ 30,72 gam RxOy + 51,3gam {HCl + H2SO4} ⇒ muối {R + Cl + SO4} + H2O

  • đã có H2O = 0,6mol
  • BTKL có 30,72 + 51,3 = Muối + 0,6.18 ⇒ Muối = 71,22gam

24. Cho 27,84 gam hỗn hợp bột Zn, Mg, Al tan hết trong dung dịch HNO3 dư; sau phản ứng thu được dung dịch X có chứa 248,4 gam muối và 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 17,8. Số mol HNO3 đã bị khử trong các phản ứng là

A. 0,45 mol. | B. 0,75 mol. | C. 0,90 mol. | D. 0,40 mol.

+ 0,6mol và Mtrung bình = 35,6 hai khí {NO và N2O}

  • dùng qui tắc đường chéo để tính ra mol mỗi khí
  • tính ra {0,36mol NO và 0,24mol N2O}

+ 27,84g kim loại R + HNO3 → 248,4g Muối {R(NO3)n và NH4NO3} + {0,36mol NO và 0,24mol N2O}

Áp dụng công thức tính khối lượng muối, dễ dàng ta có

  • Tổng muối = mKL + 62.(3nNO + 8nN2O + 8.nNH4+) + mNH4NO3
  • 248,4 = 27,84 + 62.(3.0,36 + 8.0,24 + 8.nNH4+) + 80.nNH4+ ⇒ nNH4+ = 0,06
  • Vậy HNO3 bị khử thành {0,36mol NO và 0,24mol N2O} và 0,06mol NH4+
  • ⇒ số mol HNO3 bị khử = 0,36 + 0,24.2 + 0,06 = 0,9mol

25. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho gang tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

(b) Cho Fe tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3.

(c) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.

(d) Cho Fe tác dung với dung dịch Cu(NO3)2.

(e) Cho Al và Fe tác dụng với khí Cl2 khô.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có hiện tượng ăn mòn điện hóa học là:

A. 4. | B. 2. | C. 5. | D. 3.

—HẾT RỒI—


2. Đề 2 kiểm tra Đại cương kim loại hệ số 1

1. Trường hợp nào sau đây kim loại không bị hoà tan?

A. Ngâm Cu trong dung dịch FeCl3.                                        

B. Ngâm Ag trong dung dịch CuSO4.

C. Ngâm Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.                         

D. Ngâm Cu trong dung dịch HNO­3 loãng.

2. Cho 1,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong X là

A. 0,6 gam. | B. 0,9 gam. | C. 0,72 gam. | D. 1,08 gam.

3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.     D. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính cứng.

4. Dãy xếp theo chiều tính oxi hoá giảm dần là

A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.    

B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.

C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.      

D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.

5. Cho các phát biểu sau:

  • Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.
  • Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.
  • Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.
  • Dung dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.
  • Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối

Số phát biểu đúng là A. 4. | B. 2. | C. 5. | D. 3.

6. Tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt của các kim loại tăng theo thứ tự

A. Cu, Al, Ag.                           

B. Al, Ag, Cu.                           

C. Al, Cu, Ag.                           

D. Ag, Cu, Al.

7. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.                               

B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.

C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.                              

D. 0,12 mol FeSO4.

Vui lòng xem bài giải ở câu số 4. đề 1 ở trên.

8. Cho các kim loại Ba, Fe, Mg, Al, Na; số kim loại trong dãy tác dụng được với nước (nhiệt độ thường) tạo dung dịch kiềm là

A. 4. | B. 5. | C. 3. | D. 2.

9. Trường hợp kim loại chỉ bị ăn mòn hóa học là

A. Hợp kim Zn-Cu trong dung dịch HCl.                                 

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Tôn tráng kẽm tiếp xúc với nước.                                       

D. Đốt thép cacbon trong khí Cl2 dư.

10. Cho hỗn hợp kim loại Fe, Mg, Al, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4. Thứ tự kim loại tác dụng với muối là

A. Fe, Al, Zn, Mg.                     

B. Zn, Mg, Fe, Al.                     

C. Al, Mg, Fe, Zn.                     

D. Mg, Al, Zn, Fe.

11. Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến kim loại Fe cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí CO (đo ở đktc). Khối lượng kim loại Fe thu được là

A. 15 gam. | B. 16 gam. | C. 17 gam. | D. 18 gam.

Dễ dàng ta có

  • nCO = nO = 0,1 mol
  • mrắn = mhỗn hợp – mO = 17,6 – 0,1.16 = 16gam

12. Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.                 

B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim.

C. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.                                          

D. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.

13. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+, ta dùng một lượng dư

A. kim loại Al.                          

B. kim loại Cu.                          

C. kim loại K.                           

D. kim loại Ag.

14. Tiến hành hai thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.

– Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2

A. V1 = 5V2. | B. V1 = 2V2. | C. V1 = V2. | D. V1 = 10V2.

+ Tính số mol

  • nCu(NO3)2 = 1.V1 mol
  • nAgNO3 = 0,1.V2 mol

+ TN1: 1Fe [56g] + 1Cu(NO3)2 → 1Fe(NO3)2 + 1Cu [64g]

  • nhìn pư nói Cứ 1 mol Cu(NO3)2 pư sẽ làm khối lượng rắn tăng 64 – 56 = 8g
  • ⇒ V1 mol Cu(NO3)2 pư sẽ làm khối lượng rắn tăng (V1.8) : 1 = 8V1 gam (qui tắc tam suất)

+ TN2: 1Fe [56g] + 2AgNO3 → 1Fe(NO3)2 + 2Ag [216g]

  • nhìn pư nói Cứ 2 mol AgNO3 pư sẽ làm khối lượng rắn tăng 216 – 56 = 160g
  • ⇒ 0,1V2 mol AgNO3 pư sẽ làm khối lượng rắn tăng (0,1V2.160) : 2 = 8V2 gam (qui tắc tam suất)

+ Đề nói khối lượng chất rắn thu được ở hai TN bằng nhau

  • tức là phần khối lượng tăng ở hai TN phải bằng nhau
  • 8V1 = 8V2 ⇔ V1 = V2

15. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit MgO, CuO, Fe2O3, Al2O3 nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, Fe, MgO, Al2O3.             

B. Cu, Fe, Mg, Al2O3.               

C. Cu, Fe, Mg, Al.                    

D. Cu, FeO, MgO, Al2O3.

16. Nhúng một thanh kim loại Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M ; sau khi phản ứng xảy ra hòan toàn, tất cả lượng Ag sinh ra đều bám vào thanh Cu. Khối lượng thanh Cu sẽ

A. tăng 21,6 gam. | B. giảm 15,2 gam. | C. giảm 6,4 gam. | D. tăng 15,2 gam.

1Cu [64g] + 2AgNO3 → 1Cu(NO3)2 + 2Ag [216g]

  • nhìn pư nói Cứ 2 mol AgNO3 pư sẽ làm khối lượng rắn tăng 216 – 64 = 152g
  • ⇒ 0,2 mol AgNO3 pư sẽ làm khối lượng rắn tăng (0,2.152) : 2 = 15,2 gam (qui tắc tam suất)

17. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng 3 phương pháp (điện phân, thủy luyện, nhiệt luyện)?

A. Al. | B. Ca.| C. Ag. | D. Na.

18. Trong các kim loại Na, Fe, Mg, Cu, Al; có bao nhiêu kim loại không điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy?       

A. 4. | B. 1. | C. 3. | D. 2.

19. Hiện tượng xảy ra khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh lam.                    

B. Sủi bọt khí không màu.

C. Không có gì xảy ra.                                                                            

D. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa trắng.

20. Hòa tan hoàn toàn 5,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 3,136 lít khí (đo ở đktc) và m gam muối sunfat. Giá trị của m là

A. 32,18 gam. | B. 19,02 gam. | C. 18,74 gam. | D. 19,3 gam.

Dùng công thức mmuối = mKL + 96.nH2 = 5,3 + 96.0,14 = 18,74g

21. Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là

A. 60 gam. | B. 80 gam. | C. 85 gam. | D. 90 gam.

Dùng công thức mmuối = moxit + 80.nH2SO4 = 32 + 80.0,6 = 80g

22. Có phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. Sau khi cân bằng, tổng số các hệ số cân bằng (số nguyên, tối giản) của phương trình hoá học này là

A. 82. | B. 64. | C. 76. | D. 77.

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

Xem thêm nhiều phản ứng hấp dẫn khác tại đây!

23. 10,24 gam hỗn hợp gồm Al2O3 , MgO , ZnO , CuO tác dụng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch axit HCl nồng độ 1M. Nếu cho 10,24 gam hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch loãng chứa 17,1 gam gồm HCl và H2SO4 thì thu được hỗn hợp các muối có tổng khối lượng là

A. 47,88 gam. | B. 23,74 gam. | C. 47,48 gam. | D. 48,47 gam.

+ 10,24 gam RxOy + 0,4mol HCl ⇒ muối {R + Cl} + H2O

  • 0,4mol HCl ⇒ H2O = 0,2mol (bảo toàn mol H)
  • H2O ở phản ứng dưới cũng là 0,2mol

+ 10,24 gam RxOy + 17,1gam {HCl + H2SO4} ⇒ muối {R + Cl + SO4} + H2O

  • đã có H2O = 0,2mol
  • BTKL có 10,24 + 17,1 = Muối + 0,2.18 ⇒ Muối = 23,74gam

24. Cho 4,134 gam Cu, Zn, Al tác dụng với HNO3 (loãng, dư) thu được 1,344 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và a gam muối. Giá trị của a là

A. 12,745. | B. 11,745. | C. 15,294. | D. 10,745.

Dùng công thức mmuối = mKL + 62.3.nNO = 4,134 + 62.3.0,06 = 15,294gam

25. Tiến hành các thí nghiệm sau:

1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.                           

2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.

3) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

4) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Zn rồi nhúng vào dung dịch HCl.

5) Ðốt lá Fe trong khí Cl2.                                                 

6) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.

7) Ðốt dây Fe trong bình đựng khí O2.                               

8) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.

9) Gang hoặc thép để trong không khí ẩm.                         

10) Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

11) Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4. | B. 6. | C. 8. | D. 10.

—HẾT RỒI—


3. Chat với Đề kiểm tra đại cương kim loại

Bạn nghĩ thế nào về đề kiểm tra đại cương kim loại hệ số 1 trên? Hãy ghi lại trong phần bình luận bên dưới bạn nhé.

Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy lưu lại trong phần bình luận bên dưới Bạn nhé! Câu hỏi và ý tưởng của Bạn luôn tuyệt vời.

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!