Triglixerit toán khó, có dễ *mang điểm về cho mẹ* không?
Triglixerit hay TriaxylGlixerol (hay Chất béo) đọc thôi đã thấy muốn trẹo lưỡi rồi; nói chi đến giải toán, nhất là với trí tưởng tượng sắp đặt quá phong phú của con người.
Triglixerit (Chất béo) thật ra rất hay, dễ hiểu do gần gũi với đời thực. Nhưng, …dưới đôi bàn tay nặn nhào của các nhà toán-hóa giàu trí tưởng tượng, toán chất béo trở nên huyền bí đến thật đáng sợ!
*Tiêu đề bài viết đu theo “trend” ca khúc “Mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu.
Nội dung bài viết
1. Toán triglixerit hay dùng công thức nào?
Công thức chung là C3H5(OOC-R)3 ; gọi là Béo cho nó nhanh ở các phần sau.
Thủy phân trong kiềm là 1Béo + 3NaOH → 1Glixerol C3H8O3 + 3Muối
- Đặt a là số mol béo thì
- nNaOH = 3a ; nglixerol = a
- Bảo toàn khối lượng là mbéo + mNaOH (3a.40) = mglixerol (a.92) + mmuối
Phản ứng đốt cháy CxHyO6 + O2 → CO2 + H2O
- Số C = x = nC : nBéo = nCO2 : nbéo
- Số H = y = nH : nBéo = 2nH2O : nbéo
- Bảo toàn số mol Oxi là 6.nbéo + 2.nO2 = 2.nCO2 + 1.nH2O
- Bảo toàn khối lượng cho phản ứng là mbéo + mO2 = mCO2 + mH2O
- Bào toàn khối lượng nguyên tố mbéo = mC + mH + mO ; trong đó
- mC tính từ CO2 và mC = 12.nCO2
- mH tính từ H2O và mH = 1.2.nH2O
- mO tính từ Béo và mO = 16.6.nbéo
Đặt a là số mol Béo; k là tổng số liên kết pi (có trong 1 phân tử) thì công thức liên quan đến
- CxHyO6 là k = (2.x + 2 – y) : 2
- số mol pi tổng: a(k – 1) = nCO2 – nH2O
- số mol pi phản ứng được với Br2: a(k – 3) = nBr2 = nH2
2. Toán triglixerit qua trí tưởng tượng phong phú
2.1. Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 20,15. B. 20,60. C. 23,35. D. 22,15. (đề 2018_mã 204)
Lấy a mol béo rồi
[1] NaOH → glixerol + ? gam muối
[2] O2 → 1,375mol CO2 + 1,275mol H2O. Dùng công thức mol pi tổng là
- a(k – 1) = nCO2 – nH2O
- a(k – 1) = 0,1 ⇒ ak – a = 0,1
[3] 0,05 mol Br2. Dùng công thức tính mol pi phản ứng được với Br2 là
- a(k – 3) = nBr2
- a(k – 3) = 0,025 ⇒ ak – 3a = 0,05
Giải ra a = 0,025*
Dùng bảo toàn khối lượng
[4] Tính mbéo X. Đã có béo X = 0,025 mol C3H5(OOC-R)3
- mX = mC (tính từ CO2) + mH (tính từ H2O)+ mO (tính từ nX)
- mX = 1,375.12 + 1,257.2.1 + 0,025.6.16 = 21,45 gam
[5] Tính mmuối = mX + mNaOH – mglixerol = 21,45 + 0,025.3.40 – 0,025.92 = 22,15 gam
2.1a. Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 97,6. | B. 82,4. | C. 80,6. | D. 88,6.
Lấy a mol béo rồi
[1] NaOH → glixerol + ? gam muối
[2] 7,75mol O2 → 5,5mol CO2 + H2O
Dùng bảo toàn số mol Oxi
- 6.nbéo + 2.nO2 = 2.nCO2 + 1.nH2O
- 6a + 15,5 = 11 + nH2O ⇒ nH2O = 6a + 4,5
Dùng công thức mol pi tổng là
- a(k – 1) = nCO2 – nH2O
- a(k – 1) = 5,5 – (6a + 4,5) ⇒ ak + 5a = 1*
[3] 0,05 mol Br2. Dùng công thức tính mol pi phản ứng được với Br2 là
- a(k – 3) = nBr2
- a(k – 3) = 0,2 ⇒ ak – 3a = 0,2*
Giải ra a = 0,1* nên ⇒ nH2O = 5,1
Dùng bảo toàn khối lượng
[4] Tính mbéo X. Đã có béo X = 0,1 mol C3H5(OOC-R)3
- mX = mC (tính từ CO2) + mH (tính từ H2O)+ mO (tính từ nX)
- mX = 5,5.12 + 5,1.2.1 + 0,1.6.16 = 85,8 gam
Hoặc dùng Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy (nhanh hơn)
- mbéo X + mO2 = mCO2 + mH2O
- Tính ra ngay mbéo X = 85,8 gam
[5] Tính mmuối = mX + mNaOH – mglixerol = 85,8 + 0,1.3.40 – 0,1.92 = 88,6 gam
2.2. Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,1 mol CO2.
Cho 17,16 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 17,16 gam X tác dụng được tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 18,48. | B. 17,72. | C. 16,12. | D. 18,28.
Đặt b là số mol béo; y là số mol H2O …thế là làm ra !!!
[1] b mol béo + O2 → 1,1 mol CO2 + yH2O
- BTKL có mX = C + H + O = 1,1.12 + 2y + 6b.12 = 17,16
[2] Dùng công thức tính mol pi tổng
- b(k – 1) = nCO2 – nH2O
- thế số vào b(k – 1) = 1,1 – y
[3] Dùng công thức tính mol pi tác dụng được với Br2
- b(k – 3) = nBr2
- thế số vào b(k – 3) = 0,04
Giải hệ ra bk = 0,1 ; b = 0,02 ; y = 1,02
[4] 0,02 mol béo + 3NaOH → 1Glixerol + 3Muối?
- BTKL có Béo X + NaOH = Glixerol + Muối?
- Thế số vào: 17,16 + 0,06.40 = 0,02.92 + Muối?
- Tính ra Muối? = 17,72gam
2.2a. Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O.
Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 24,18. B. 27,72. C. 27,42. D. 26,58.
Vui lòng tự giải vì giống 2.2 (khác là thay mol CO2 bằng mol H2O).
2.3. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2.
Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,09. B. 0,12. C. 0,15. D. 0,18.
Đặt b là số mol béo; y là số mol H2O …thế là làm ra !!!
Lấy b mol béo X rồi
[1] b mol béo + 2,31mol O2 → 1,65mol CO2 + yH2O
- BT mol O có 6b + 2,31.2 = 1,65.2 + 1.y
- BTKL có mX = C + H + O = 1,65.15 + y.2.1 + 6b.16 = 96b + 2y + 19,8
[2] b mol béo + 3NaOH → 1Glixerol + 26,52gam Muối
- BTKL có Béo X + NaOH = Glixerol + Muối
- Thế số vào: (96b + 2y + 19,8) + 3b.40 = b.92 + 26,52
[3] Giải hệ ra b = 0,03 và y = 1,5
[4] Dùng công thức tính mol pi tổng
- b(k – 1) = nCO2 – nH2O
- thế số vào 0,03(k – 1) = 1,65 – 1,5 ⇒ k = 6
[5] Dùng công thức tính mol pi tác dụng được với Br2
- b(k – 3) = nBr2
- thế số vào 0,03(6 – 1) = nBr2 ⇒ nBr2 = 0,09
2.3a. Đốt cháy hoàn toàn triglixerit cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O.
Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,12. B. 0,10. C. 0,04. D. 0,06.
Vui lòng tự giải vì giống 2.3 (khác là thay mol CO2 bằng mol H2O).
3. Tìm công thức phân tử của triglixerit
3.1. Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol
và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là A. 17,96. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,72. (đề 2018_mã 203)
[1] X + NaOH → C17H35COONa + C15H31COONa + C17HyCOONa ⇒ Béo X có số C = 3+ (17+1)+(15+1)+(17+1) = 55
[2] Đặt công thức béo X là C55HyO6
[3] C55HyO6 + 1,55mol O2 → 1,1mol CO2 + H2O
Số C = nCO2 : nX ⇒ nX = nCO2 : 55 = 0,02mol*
BT mol Oxi có 0,02.6 + 1,55.2 = 1,1.2 + 1.nH2O ⇒ nH2O = 1,02mol
Số H = 2nH2O : nX ⇒ y = 2.1,02 : 0,02 = 102
[4] Thủy phân 0,02mol C55H102O6 + 3NaOH → 1C3H8O3 + 3Muối
BTKL tính ra mmuối = 17,72 gam
3.2. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol,
natri stearate và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dung 3,22 mol O2 thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,08. C. 0,2. D. 0,16. (đề 2018_mã 201)
[1] X + NaOH → đề cho {C17H35COONa + C17H33COONa} ⇒ 1 muối là C17H…35 hay 33?…COONa chưa biết. Nhưng chắc chắn là 3 gốc axit đều có 17 cacbon ⇒ Béo X có số C = 3+ (17+1).3 = 57
[2] Đặt béo X (có 57 cacbon) là C57HyO6
[3] X = C57HyO6 + 3,22mol O2 → 2,28mol CO2 + H2O
- Số C = nCO2 : nX ⇒ nX = nCO2 : 57 = 0,04mol*
- BT mol Oxi có 0,04.6 + 3,22.2 = 2,28.2 + 1.nH2O ⇒ nH2O = 2,12mol
- Số H = 2nH2O : nX ⇒ y = 2.2,12 : 0,04 = 106
[4] X = C57H106O6 có
- Tổng số liên kết pi là k = (2.số C + 2 – số H) : 2 = (2.57 + 2 – 106) : 2 = 5
- Số pi tác dụng với Br2 = 0,04.(k – 3) = 0,08
4. Hỗn hợp axit béo và triglixerit
4.1. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X
thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là A. 25,86. B. 26,40. C. 27,70. D. 27,30. (đề 2018_mã 202)
[1] Axit no nên Béo cũng no (vì Axit + Béo + NaOH chỉ tạo các gốc axit no) ⇒ Béo có k =3
[2] Đốt cháy Axit và Béo
- vì axit no ⇒ tạo mol CO2 = mol H2O
- vậy áp dụng công thức tính k của chất béo: nbéo(k – 1) = nCO2 – nH2O ⇒ nbéo = 0,02*
[3] Axit và Béo phản ứng với 0,09mol NaOH
- 1Béo (0,02mol) + 3NaOH → 1C3H8O3 + 3Muối?
- 1Axit + 1NaOH → 1Muối? + 1H2O ⇒ naxit = nH2O = 0,03*
[4] X = {0,03mol axit RCOOH và 0,02mol béo CxHyO6} → 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O
- Tổng mol O trong X = 0,03.2 + 0,02.6 = 0,18mol
- BTKL có mX = C (tính từ CO2) + H (tính từ H2O) + O = 24,04 gam
[5] Áp dụng BTKL cho hai phản ứng ở [3] để tính Muối?
- X + NaOH = C3H8O3 + Muối? + H2O
- Thế vào ra 25,86 gam
5. Hỗn hợp các triaxylglixerol
5.1. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu
được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to ), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là A. 86,10. B. 57,40. C. 83,82. D. 57,16. (đề tham khảo của Bộ_2019)
[1] 0,06mol béo CxHyO6 + 4,77mol O2 → CO2 + 3,14mol H2O
- BT mol O ⇒ 3,38mol CO2
- BTKL ⇒ mX = 52,6gam*
- Công thức tính k của béo: 0,06(k – 1) = nCO2 – nH2O ⇒ k = 5
- Vậy số pi tác dụng được với H2 là (k – 3) = 2**
[2] 78,9 gam béo X + H2 → béo no Y
- Ở [1], ứng với 52,6gam* béo là 0,06mol
- Phản ứng 1X + **2H2 → Y
- Vậy ở [2], ứng với 78,9 gam béo sẽ là 0,09ml ⇒ H2 = 0,18mol ; nY = 0,09
- BTKL có mY = X + H2 = 78,9 + 0,18.2 = 79,26gam
[3] 0,09mol Y + 3KOH → 1C3H8O3 + 3Muối?
- BTKL có Y + KOH = C3H8O3 + Muối?
- Thế số 79,26 + 0,09.3.56 = 0,09.92 + Muối?
- Tính ra Muối? = 86,1gam
6. Toán chất béo tiến hóa vào năm 2021
6.1. Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 3: 2: 1).
Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,0 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 38,72%. B. 37,25%. C. 37,99%. D. 39,43%. (Câu 31_201-THQG 2021)
[1] E = {3x mol C17H33COOH, 2x mol C15H31COOH, 1x mol béo X là C3H5(OOC-C17H33)…(OOC-C15H31)…}
[2] Đổi E = {5x mol H , x mol C3H5 , y mol C17H33COO và z mol C15H31COO với y+z=8x*}
[2a] Đốt cháy E thì
- H + O2 → H2O
- C3H5 + O2 → CO2 + H2O
- C17H33COO + O2 → CO2 + H2O
- C15H31COO + O2 → CO2 + H2O
- Mình đi cân bằng các phản ứng trên; hoặc nếu có nội công thâm hậu hơn …thì sử dụng tuyệt kỉ võ công bảo toàn mol electron cho nhận!!!… ⇒ 5x + 17x + 101y + 91z = 4,4*
[2b] Cho E + NaOH → 47,08 gam 2 muối {y mol C17H33COONa và z mol C15H31COONa}
- ra thêm 304y + 278z = 47,08*
[3] Giải * ra x = 0,02 y = 0,1 và z = 0,06
[4] Trong X gồm
- 3x = 0,06 mol C17H33COOH (M = 282)
- 2x = 0,04 mol C15H31COOH (M = 256)
- x = 0,02 mol béo X.
- mà tổng gốc C17H33COO = y = 0,1 mol ; gốc C15H31COO = z = 0,06 mol nên
- béo X có chứa 0,04 C17H33COO- và 0,02 C15H31COO-
- béo X là (C17H33COO)2(C15H31COO)1C3H5 = 0,02 mol (M = 858)
- tính tiếp ra %X = 38,72
6.2. Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và glixerit X ( tỉ lệ mol tương ứng là 4:3:2).
Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đung nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 38,22 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 45,95%. B. 47,51%. C. 48,25%. D. 46,74%. (Câu 32_203-THQG 2021)
Vui lòng tự giải để rèn võ công!
6.3. Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2).
Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần và đủ 4,07 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 75,57%. B. 76,67%. C. 76,13%. D. 74,98%. (Câu 36_204-THQG 2021)
Vui lòng tự giải để rèn võ công!
7. Liên kết nhanh
Đọc thêm các bài viết Ester-Chất béo và Hóa lớp 12 tại đây.
Đừng quên chia sẻ bài viết lên mạng xã hội để nhiều người cùng học nha bạn.