Bài thơ Bắt nạt gây sốt và bài thơ Hóa học gây ngất!
Bài thơ Bắt nạt trong SGK chương trình mới lớp 6 gây sốt trên mạng với sự trong trẻo, hồn nhiên; còn bài thơ Hóa học tại w3chem lại gây ngất với Mù tạt và Wasabi.

Nội dung bài viết
Mới đây, tháng 8 năm 2021; một bài thơ được đưa vào 3 bộ SGK chương trình mới lớp 6 (bộ sách Cánh diều, bộ sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục); đã gây nhiều tranh cãi và bình luận trái chiều; tốn biết bao giấy mực của nhà báo. Bài thơ tên Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhà thơ nam khá trẻ, sinh năm 1982. Bài thơ với lời như sau:
1. Bắt nạt
Nguyễn Thế Hoàng Linh
Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt
Tại sao không học hát
Nhảy híp-hóp cho hay?
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt
Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt?
Những bạn nào nhút nhát
Thì là giống thỏ non
Trông đáng yêu đấy chứ
Sao không yêu, lại còn …?
Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn
Đừng bắt nạt mèo, chó
Đừng bắt nạt cái cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây
Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu cần bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay
Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt nạt
Vì bắt nạt rất hôi!
Bài thơ của mình lấy nguồn cảm hứng trên, không mộng mơ đi vào sách; đơn giản chỉ là cớ để nói về …
2. Hóa học
Do Trong Toan, 23-8-2021
Hóa học là hay lắm
Đừng học Hóa cho qua
Bất cứ ai trên đời
Đều cần biết Hóa học
Tại sao không học Hóa?
Học mỗi ngày cho vui
Thời gian trong một ngày
Đâu dành để ăn ngủ
Sao khi ăn mù tạt
Khi nếm wa-sa-bi
Thử tìm xem chất gì
Làm say mê Hóa học
Những bạn còn lười biếng
Thì đúng là chưa ngoan
Trông đáng lo đấy chứ
Sao không siêng, lại còn …?
Đừng đắm chìm Face – book
Đừng suốt ngày chơi game
Đừng si tình Tik – tok
Trong những ngày học hành
Đừng trên chọc mèo, chó
Đừng có chặt cái cây
Đừng phá phách ai cả
Vì lười học dễ lây
Bạn nào lười học Hóa
Cứ đưa trang web này
Bảo nếu mong siêng học
Thì đến, tớ gặp ngay
Cứ đến để gặp tớ
Có muôn vàn điều hay
Sẽ cuồng mê Hóa học
Vì Hóa học rất hay!
3. Mù tạt và wa-sa-bi, hai gia vị khiến bài thơ cay nồng
Chúng mình tìm hiểu về hai loại gia vị, trong đó Mù tạt dùng cho các món ăn phương Tây (hamberger, gà rán, pizza, salat, … ) ; trong khi Wa-sa-bi dùng nhiều trong Sushi – món ăn nổi tiếng của Nhật Bản.
3.1. Mù tạt (Mustard)
Mù tạt là một loại thảo mộc thuộc họ Cải và phần hạt khô là phần duy nhất được sử dụng. Có 3 loại phổ biến tùy loài cây và thổ nhưỡng:
- mù tạt trắng – vàng nhạt
- mù tạt nâu
- mù tạt đen.

3.1.1. Hạt mù tạt có thành phần hóa học rất nổi trội như sau:
- Giàu chất xơ.
- Lượng protein và thành phần axit amin cân đối.
- Dầu mù tạt có thành phần axit béo đặc biệt, khoảng 20 – 28% axit oleic, 10 – 12% linoleic, 9,0 – 9,5% axit linolenic, riêng 30 – 40% axit erucic là con người và động vật không tiêu hóa được (lượng axit erucic cao trong hạt mù tạt có thể được giảm bớt bằng cách lai tạo gen có hàm lượng axit erucic thấp, hiện đang được trồng ở một số quốc gia).
- Dầu mù tạt giàu tocopherol (chất chống oxy hóa tự nhiên), hoạt động như một chất bảo quản chống lại sự ôi thiu.
Mù tạt dùng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe do; nhưng thực tế mọi người rất ít sử dụng mù tạt; bởi lí do đơn giản nó quá cay, quá nồng, đôi khi không hợp khẩu vị người Việt.
Mùi thơm và vị cay nồng rất đặc trưng của Mù tạt là từ hoạt động xúc tác của enzym myrosinase có trong cây mù tạt. Chúng xúc tác phản ứng thủy phân các glucosinolate có trong hạt thành sản phẩm là các chất có mùi thơm và vị cay nồng như bạn thấy.
3.1.2. Có thể bạn quan tâm
3.2. Wa-sa-bi (Wasabi)
Wa-sa-bi có màu xanh (nên cũng có người gọi là Mù tạt xanh) làm từ cây Wasabi – còn gọi là cây Cải ngựa Nhật Bản.

Wa-sa-bi có vị cay cực mạnh. Cả hai dạng bột và dạng sệt chuyên dùng để ăn với hải sản sống (đặc biệt món Sushi). Wa-sa-bi khi dùng ướp thịt cá sẽ tạo vị ngon lắm (mình chưa thử nghiệm nên không biết, có dịp bạn thử xem sao nha).

Viết bởi Đỗ Trọng Toan từ W3chem.com
Mình là người tự thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi bạn gởi về. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại đây.😍 🥰 😘