Đề tham khảo Hóa THPT 2022, lời giải và file đề (word.pdf)
Tạm biệt tháng 3-2022 với 3 sự kiện đình đám: Đề tham khảo Hóa THPT 2022; Hyun Bin cưới Son Ye Jin tại Hàn Quốc; Will Smit tát danh hài Chris Rock tại lễ trao giải Oscar lần thứ 94.
Đề tham khảo Hóa THPT 2022 được tung ra trong lúc bọn trẻ đứng ngồi không yên; do hóng hớt hôn lễ giữa anh Hyun Bin và chị Son Ye Jin tại Seoul (anh chị này là diễn viên chính trong phim “Hạ cánh nơi anh” gây bão cấp 10 tại Việt nam).
Cùng lúc ấy, cú tát rất Hollywood của nam tài tử Will Smit dành tặng nam danh hài Chris Rock được cả thế giới biết đến, tốn nhiều giấy mực, thời lượng phát sóng, số người theo dõi …nhất trái đất.
Không thua kém gì; đề tham khảo Hóa THPT 2022 cũng là cú tát mạnh vào những ai …đang học hành lơ đễnh, canh me Thầy cô để nói chuyện, lướt Facebook, chơi game …trong giờ học.
Nội dung bài viết
Xem online hoặc tải về đề tham khảo Hóa THPT 2022
Đáp án đề tham khảo Hóa THPT 2022 câu 41 đến 68
41. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. CH3COOH. | B. FeCl3. | C. HNO3. | D. NaCl.
42. Trong phân tử chất nào sau đây có 1 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm cacboxyl (COOH)?
A. Axit fomic. | B. Axit glutamic. | C. Alanin. | D. Lysin.
43. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn?
A. Al. | B. Na. | C. Fe. | D. Ba.
44. Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc thường sinh ra khí NO2 có màu nâu đỏ, độc và gây ô nhiễm môi trường. Tên gọi của NO2 là
A. đinitơ pentaoxit. | B. nitơ đioxit. | C. đinitơ oxit. | D. nitơ monooxit.
45. Polime nào sau đây có công thức [-CH2-CH(CN)-]n?
A. Poli(metyl metacrylat). | B. Polietilen.
C. Poliacrilonitrin. | D. Poli(vinyl clorua).
46. Kim loại Mg tác dụng với HCl trong dung dịch tạo ra H2 và chất nào sau đây?
A. MgCl2. | B. MgO. | C. Mg(HCO3)2. | D. Mg(OH)2.
47. Axit panmitic là một axit béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của axit panmitic là
A. C3H5(OH)3. | B. CH3COOH.
C. C15H31COOH. | D. C17H35 COOH.
48. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Au. | B. Ca.| C. Na. | D. Mg.
49. Số oxi hóa của sắt trong hợp chất Fe2(SO4)3 là
A. +1. | B. +2. | C. +3. | D. +6.
50. Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2?
A. C2H5OH. | B. CH3COOCH3. | C. HCHO. | D. CH4.
51. X là kim loại cứng nhất, có thể cắt được thủy tinh. X là
A. Fe. | B. W. | C. Cu. | D. Cr.
52. Kim loại Fe tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. | B. NaOH. | C. HNO3 đặc nguội. | D. H2SO4 loãng.
53. Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp chất X rất mỏng, bền. Chất X là
A. AlF3. | B. Al(NO3)3. | C. Al2(SO4)3. | D. Al2O3.
54. Số nguyên tử hiđro trong phân tử metyl fomat là
A. 6. | B. 8. | C. 4. | D. 2.
55. Phân tử chất nào sau đây chứa nguyên tử nitơ?
A. Axit axetic. | B. Metylamin. | C. Tinh bột. | D. Glucozơ.
56. Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Số nguyên tử cacbon trong phân tử glucozơ là
A. 6. | B. 11. | C. 5. | D. 12.
57. Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư?
A. Cu. | B. Ag. | C. K. | D. Au.
58. Tính cứng tạm thời của nước do các muối canxi hiđrocacbonat và magie hiđrocacbonat gây nên. Công thức của canxi hiđrocacbonat là
A. CaSO4. | B. CaCO3. | C. Ca(HCO3)2. | D. CaO.
59. Trong dung dịch, ion nào sau đây oxi hóa được kim loại Fe?
A. Ca2+. | B. Na+. | C. Cu2+. | D. Al3+.
60. Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, làm trong nước,.. Công thức phèn chua là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. | B. Al2O3.2H2O.
C. Al(NO3)3.9H2O. | D. Al(NO3)3.6H2O.
61. Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm natri propionat và ancol Y. Công thức của Y là
A. C3H5(OH)3. | B. C2H5OH. | C. C3H7OH. | D. CH3OH.
62. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
B. Tinh bột là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
C. Xenlulozơ thuộc loại đisaccarit.
D. Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2.
63. Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaHCO3, thu được Na2CO3, H2O và 3,36 lít CO2. Giá trị của m là
A. 30,0. | B. 25,2. | C. 15,0. | D. 12,6.
64. Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 13,5. | B. 18,0. | C. 9,0. | D. 16,2.
Dùng sơ đồ: 1Glu (180gam) → 2Ag (2.108 = 216gam)
65. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra muối FeCl3?
A. Fe2O3. | B. FeCl2. | C. Fe. | D. FeO.
66. Cho các tơ sau: visco, xenlulozơ axetat, nilon-6, nilon-6,6. Số tơ nhân tạo là
A. 1. | B. 2. | C. 4. | D. 3.
67. Để khử hoàn toàn 16,0 gam Fe2O3 thành kim loại Fe ở nhiệt độ cao (không có oxi) cần tối thiểu m gam kim loại Al. Giá trị của m là
A. 8,1. | B. 2,7. | C. 5,4. | D. 10,8.
68. Đốt cháy hoàn toàn m gam glyxin trong O2 thu được N2, H2O và 6,72 lít CO2. Giá trị của m là
A. 26,70. | B. 22,50. | C. 8,90. | D. 11,25.
Giải chi tiết đề tham khảo Hóa THPT 2022 câu 69 đến 80
79. Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nitron thuộc loại tơ poliamit.
(b) Mỡ động vật, dầu thực vật tan nhiều trong benzen.
(c) Dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ.
(đ) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
Số phát biểu đúng là A. 2. | B. 4. | C. 3. | D. 5.
74. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân đạm urê cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 thu được kim loại Cu ở anot.
(c) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 có xuất hiện kết tủa.
(d) Các đồ vật bằng sắt khó bị ăn mòn hơn sau khi được quét sơn lên bề mặt.
Số phát biểu đúng là A. 3. | B. 1. | C. 2. | D. 4.
80. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam dầu thực vật và 3 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ và khuấy liên tục hỗn hợp bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng nhỏ thêm vài giọt nước cất để giữ thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi.
Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Sau đó để yên hỗn hợp 5 phút, lọc tách riêng phần dung dịch và chất rắn.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 1, chất lỏng trong bát sứ tách thành hai lớp.
B. Ở bước 3, NaCl có vai trò làm cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
C. Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo.
D. Dung dịch thu được sau bước 3 có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
Xem kỉ niệm Câu 80 đề tham khảo 2021 để hiểu
80. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.
Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?
A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
B. Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
C. Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra.
D. Trong thí nghiệm trên, có xảy ra phản ứng xà phòng hoá chất béo.
Hãy xem lời giải
A. Sai: chất rắn màu trắng nổi lên là xà phòng (muối Natri của axit béo).
B. Đúng: khiến xà phòng tách ra khỏi hỗn hợp và nổi lên trên bề mặt; do khi cho NaCl vào sẽ tạo hai tác dụng
- làm phần chất lỏng nặng hơn do có thêm NaCl ⇒ xà phòng nhẹ hơn, sẽ nổi lên trên (giống như nước ở Biển Chết, quá nhiều muối nên nặng lắm! mình nhảy xuống biển nhưng không chìm, do lúc này mình nhẹ hơn nước biển rồi).
- NaCl tan tốt hơn nên chiếm chỗ tan của xà phòng ⇒ xà phòng không tan được nên buộc phải tách ra khỏi hỗn hợp.
C. Đúng: phản ứng thủy phân nên bắt buộc phải có H2O.
D. Đúng: thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
75. Cho sơ đồ chuyển hóa:
Z <—+F— X <—+E— Ba(OH)2 —+E—> Y —+F—> Z
Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Na2SO4, NaOH. | B. NaHCO3, BaCl2.
C. CO2, NaHSO4. | D. Na2CO3, HCl.
BaSO4 <—+NaHSO4— Ba(HCO3)2 <—+CO2—
Ba(OH)2
—+CO2—> BaCO3 —+NaHSO4—> BaSO4
71. Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O. Các chất E, F, X tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
E + NaOH → X + Y
F + NaOH → X + Z
X + HCl → T + NaCl
Biết: X, Y, Z, T là các chất hữu cơ và ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Từ chất Y điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Oxi hóa Z bằng CuO, thu được anđehit axetic.
(d) Chất F làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(đ) Chất T có nhiệt độ sôi lớn hơn ancol etylic.
Số phát biểu đúng là A. 2. | B. 1. | C. 4. | D. 3.
E và F có công thức phân tử là (CH2O)n
- đề cho ME < MF < 100 ⇒ 30n < 100 ⇒ n < 3,3333
- Vì E và F tác dụng với NaOH ⇒ chọn n = 2 cho E và 3 cho F (vì E < F)
E là C2H4O2 có CTCT HCOO-CH3 (ester) ⇒
- X là HCOONa; Y là CH3OH; T là HCOOH
F là C3H6O3 có CTCT HCOO-CH2-CH2-OH (tạp chức ester và ancol) ⇒
- Z là HO-CH2-CH2-OH
(a) đúng vì HCOOH có tráng bạc.
(b) đúng ví CH3OH + CO → CH3COOH.
(c) sai vì tạo HOC-CHO là anđehit oxalic.
(d) sai vì F không phải là axit nên không thể đổi màu quỳ tím.
(đ) đúng vì t0sôi của axit > ancol (do liên kết H giữa các phân tử axit bền chặt hơn liên kết H giữa các phân tử ancol).
77. Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và KNO3 (trong bình kín, không có không khí) đến khối lượng không đổi,
thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào nước, thu được 400 ml dung dịch E (chỉ chứa một chất tan) có pH = 1, không có khí thoát ra. Giá trị của m là
A. 11,24. | B. 4,61. | C. 5,62. | D. 23,05.
Dung dịch E chứa 1 chất tan là HNO3 do phản ứng
2NO2 + 0,5O2 + H2O → 2HNO3
- pH = 1 ⇒ [H+] = 0,1M ⇒ nH+ = 0,1.0,4 = 0,04 nên nHNO3 = 0,04
- từ phản ứng ⇒ NO2 = 0,04 ; O2 = 0,01
Nhiệt phân hai muối như sau
- x mol 4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
- y mol2KNO3 → 2KNO2 + O2
- ra hệ phương trình nNO2 = 2x = 0,04 ; nO2 = 0,25x + 0,5y = 0,01
- giải ra x = 0,02 ; y = 0,01
Tính ra m = 4,61
76. Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm propen, axetilen và hiđro với xúc tác Ni trong bình kín (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2),
sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với X là 1,25. Đốt cháy hết Y, thu được 0,87 mol CO2 và 1,05 mol H2O. Mặt khác, Y phản ứng tối đa với 0,42 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,45. | B. 0,60. | C. 0,30. | D. 0,75.
*a mol X {CH3-CH=CH2, CH≡CH, H2} → Y có MY/X = 1,25
- MY : MX = 1,25
- (mY : nY) : (mX : nX) = 1,25 ; mà mY = mX (bảo toàn khối lượng)
- nên nX : nY = 1,25 ⇒ a = 1,25.nY
*Y + O2 → 0,87mol CO2 + 1,05mol H2O
*Y + 0,42mol Br2
- dùng công thức nY(k – 1) = nCO2 – nH2O
- nY.k – nY = – 0,18
- suy ra nBr2 – nY = – 0,18 ⇒ nY = 0,6
*Vậy a = 1,25.nY = 1,25.0,6 = 0,75mol
69. Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol.
Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,425 mol. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm hai muối và 28,6 gam hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,25 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,15 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 3,70 gam. | B. 3,30 gam. | C. 2,96 gam. | D. 2,64 gam.
[1] E = ester no-hở {X(COO)1 ?gam ; Y(COO)2 ; Z(COO)3}
[2] m gam E + O2 → CO2 – H2O = 0,425
[3] m gam E + NaOH → T = 2 muối + 28,6 gam 2 ancol
[4] T(COONa)1/2/3 + 0,25O2 → CO2 + 0,35Na2CO3 + 0,15H2O
- Na = 0,7mol ⇒ -COONa = NaOH = 0,7
- BT O có: 0,7.2 + 0,25.2 = 2.nCO2 + 0,35.3 + 0,15.1 ⇒ nCO2 = 0,35
- BT C có: CT = C trong Na2CO3 + trong CO2 = 0,7
- Thấy mol –COONa = molC = 0,7 ⇒ Số nhóm chức = số C luôn
- Mà T đề nói có 2 muối nên phải là HCOO-Na ; NaOOC-COONa
- Tính tiếp ra 0,3mol HCOONa ; 0,2mol (COONa)2
- Nên mT = 47,2 gam
*BTKL cho [3] tính ra mE = 47,2 + 28,6 – 40.0,7 = 47,8gam
*Lúc này [2] là 47,8gam E + O2 → x mol CO2 + y mol H2O
- mE = 47,8 = 12x + 2y + 32.0,7
- x – y = 0,425
- Giải ra x = 1,875 ; y = 1,45 ⇒ CE = 1,875mol
*Tìm anol từ [3]
Cester E = 1,875mol + NaOH → C 2 muối T = 0,7mol + 28,6 gam 2 ancol
- Cancol = 1,875 – 0,7 = 1,175 = nCO2
- Oancol = NaOH = 0,7 mol
- Hancol = (28,6 – 12.1,175 – 16.0,7) : 1 = 3,3 mol ⇒ nH2O = 1,65mol
Ancol no 1 chức và 2 chức = {a mol CnH2n+2O ; b mol CmH2m+2O2}
- nO = 0,7 = a + 2b
- mol2 ancol = a + b = H2O – CO2 = 1,65 – 1,175 = 0,475
- giải ra a = 0,25 ; b = 0,225
- BT C có: 0,25n + 0,225m = 1,175 ⇒ 10n + 9m = 47
- Mò ra n = 2 ; m = 3
- 0,25 mol C2H5OH ; 0,225 mol C3H6(OH)2
*Mò giải tiếp ra được hỗn hợp ester E là
- X là HCOO-C2H5 0,05mol
- Y là (HCOO)2=C3H6 0,025mol
- Z là C2H5-OOC-COO-C3H6-OOCH 0,2mol
- nên mX = 3,7gam
72. Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư,
thu được sản phẩm hữu cơ gồm hai muối có cùng số nguyên tử cacbon và 2,76 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 3,445 mol O2, thu được 2,43 mol CO2 và 2,29 mol H2O. Khối lượng của Y trong m gam X là
A. 26,34 gam. | B. 26,70 gam. | C. 26,52 gam. | D. 24,90 gam.
m gam X = {béo Y ?gam + axit béo Z} làm hai thí nghiệm sau
[1] X + NaOH → 2 muối (cùng C) + 0,03 mol C3H8O3
- vì 1Béo Y + 3NaOH → 3Muối + 1C3H8O3
- nên nbéo Y = 0,03
- 2 muối có cùng số C ⇒ axit Z và 3 gốc axit trong béo Y cùng số C
[2] X + 3,445 mol O2 → 2,43 mol CO2 + 2,29 mol H2O
*Bảo toàn mol O ta có
- O của béo Y + O của axit Z + 3,445O2 = O của 2,43CO2 + O của 2,29H2O
- ⇒ 0,03.6 + 2.naxit Z + 3,445.2 = 2,43.2 + 2,29.1 ⇒ naxit Z = 0,04
*Mol hỗn hợp X.(ktb – 1) = mol CO2 – mol H2O
- 0,07.(ktb – 1) = 2,43 – 2,29 ⇒ ktb = 3
- mà kbéo Y ≥ 3 nên kaxit Z ≤ 3
*Vì 2 muối có cùng số C ⇒ axit Z và 3 gốc axit trong béo Y cùng số C
- Bảo toàn C ⇒ 0,04.CZ + 0,03.(3CZ + 3) = 2,43.1 ⇒ CZ = Cgốc axit = 18
- Bảo toàn H ⇒ 0,03.HY + 0,04.HZ = 2.2,29 ⇒ 3HY + 4HZ = 458 [**]
*Bắt đầu mình làm bảng mò
- Nếu kZ = 1 ⇒ axit đơn no CnH2nO2 (n = 18) ⇒ HZ = 36 [**] ⇒ HY lẻ nên loại
- Nếu kZ = 2 ⇒ axit đơn đói CnH2n – 2O2 (n = 18) ⇒ HZ = 34 [**] ⇒ HY lẻ nên loại
- Nếu kZ = 3 ⇒ axit đơn đói CnH2n – 4O2 (n = 18) ⇒ HZ = 32 [**] ⇒ HY = 110 nhận
*Vậy nhận kaxit Z = 3 ; mà ktb = 3 nên ⇒ kbéo Y = 3 (tức béo no)
- Béo Y là (C17H35-COO)3C3H5: 0,03mol
- nên mY = 26,7gam
70. Đốt hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong O2, thu được m gam hỗn hợp Y gồm Fe, Cu, Fe3O4 và CuO.
Cho Y vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối, 0,05 mol H2 và 9,2 gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 14,8. | B. 16,4. | C. 16,0. | D. 15,6.
m gam Y = {Fe, Cu, Fe3O4, CuO} + 0,2HCl → Z = {muối} + 0,05H2 + 9,2g rắn T + x molH2O
- T + HCl có khí bay ra ⇒ T có Fe (và tất cả Cu) ; Z là muối FeCl2
- bảo toàn H: 0,2 = 0,05.2 + x.2 ⇒ x = 0,05 ⇒ O = 0,05
- bảo toàn Cl: FeCl2 = 0,1mol ⇒ Fe trong muối = 0,1
Vậy m = Fe + Cu + O = Fe trong FeCl2 + T{Fe và Cu} + O
- thế số m = 0,1.56 + 9,2 + 10.0,05
- m = 15,6
73. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, CuO và Fe2O3 (trong X nguyên tố oxi chiếm 15,2% về khối lượng)
vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,54 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa 1,8m gam hỗn hợp muối Fe2(SO4)3, CuSO4 và 1,08 mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Giá trị của m là
A. 20. | B. 25. | C. 15. | D. 30.
*m gam X {x mol FeS2, y mol FeCO3, z mol CuO và t mol Fe2O3 ; với O = 0,152m} + 0,54mol O2 → mol khí giảm 10%
- Mol giảm = 10%mol khí ban đầu
- Tức nsau = 90%nđầu = 0,54.90% = 0,486mol
*CuO và Fe2O3 không phản ứng với O2, cũng không bị nhiệt phân
- 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2↑
- FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2↑
- BT mol S ⇒ SO2 = 2x mol
- BT mol C ⇒ CO2 = y mol
- O2 dư = 0,54 – (11x + y) : 4
- Mol khí sau = SO2 + CO2 + O2 dư = 0,486 ⇒ x – y = 0,072
*m gam X + H2SO4 đặc → 1,8m gam {Fe2(SO4)3, CuSO4} + 1,08 mol {CO2, SO2}
CuO và Fe2O3 phản ứng không sinh khí
- BT C có CO2 = y mol
- BT e cho nhận có SO2 = (15x + y) : 2
- CO2 + SO2 = 1,08 ⇒ 15x + 3y = 2,16
- Giải ra x = 0,132 ; y = 0,06
*Tìm tiếp ẩn z, t, m
- m = 120x + 116y + 80z + 160t
- mO = (16.3y + 16z + 48t) = 0,152.m
- muối = 1,8m = (0,5.0,132 + 0,5.0,06 + t).400 + 160z
- Giải ra z = 0,06 ; t = 0,015 ; m = 30
78. Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1: 3)
với cường độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 20,75 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của t là
A. 6. | B. 4. | C. 7. | D. 5.
*Cho {x CuSO4 ; 3x NaCl} —2,68A và t giờ→ Y {2 chất tan} ; mddY giảm 20,75gam
*Y + Al dư → 0,15mol H2
Giai đoạn điện phân
CuSO4 + H2O → Cu (s) + H2SO4 + 0.5O2 (g)
- H2SO4 = x mol
- Cu = x mol
- O2 = 0,5x mol
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2(g) + H2(g)
- NaOH = 3x mol
- Cl2 = 1,5x mol
- H2 = 1,5x mol
Giai đoạn phản ứng vì có acid và base
[x mol] H2SO4 + [3x mol] 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
- Vậy NaOH dư = x mol
- Rồi NaOHdư + Al + H2O → NaAlO2 + 1,5H2 nên 1,5x = 0,15 ⇔ x = 0,1
Giai đoạn tiếp tục điện phân (nếu ý đề cho t phù hợp): dung dịch có {Na2SO4 và NaOH dư} nên là điện phân nước
- [đặt a mol] 2H2O → 2H2(g) + O2(g)
- H2 = a mol
- O2 = 0,5a mol
mdd giảm = (mrắn + mkhí) thoát ra khỏi dung dịch
- Cu + Cl2 + Tổng (H2 + O2) = 20,75
- Giải ra a = 0,1
Tính toán
Xét ở Anod (hoặc Catod cũng được)
- 2Cl– → 0,15mol Cl2 + 2e
- 2H2O → 0,1mol O2 + 4H+ + 4e
- Nên mol e cho = 0,3 + 0,4 = 0,7mol
- Dùng công thức ne cho-nhận = (I.t) : 96500
- 0,7 = (2,68.t) : 96500
- t = 25205,… giây ~ 7 giờ
Nếu có câu hỏi hoặc cách giải hay, hãy chia sẻ trong phần bình luận bên dưới Bạn nhé! Câu hỏi và ý tưởng của Bạn luôn tuyệt vời.
w3chem.com
Mình là Toan Đỗ, người tự mình thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn có thể nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại W3chem.
Mình cảm ơn bạn rất nhiều ⤵