Phân loại Polymer theo 3 cách như thế nào?
Phân loại Polymer cũng khô khan và khó nhai. Bạn cần bình tĩnh nha.
Phân loại Polymer là một phần trong seri Polymer. Tuy hầu hết mọi người không muốn nhắc tới, nhưng một số câu hỏi trong đề thi có đề cập. Chúc mừng nếu bạn học bài này cách mê say, háo hức.
Nội dung bài viết
Người ta phân loại polymer theo 3 cách dựa trên:
- Nguồn gốc của polymer.
- Loại phản ứng dùng để tổng hợp polymer.
- Cấu trúc mạch của polymer.
1. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC POLYMER
Bao gồm polyme thiên nhiên, polymer hóa học.
1.1. Polymer thiên nhiên
Đương nhiên 100% lấy từ thiên nhiên, ta hoàn toàn không can thiệp vào cấu tạo hóa học của phân tử polymer; nhưng ta có thể nhuộm màu, uốn cong, chải chuốt bên ngoài… cho đẹp hơn.
1.2. Polymer hóa học chia thành 2 loại
1) Hóa học loại Bán tổng hợp (hay nhân tạo!): ta lấy polymer thiên nhiên rồi dùng thêm phản ứng hóa học để thay đổi 1 số cấu tạo của polymer thiên nhiên này; chế thành polymer mới tốt đẹp hơn.
2) Hóa học loại Tổng hợp: 100% do con người dùng hóa chất để tổng hợp thành polymer.
Polymer thiên nhiên, Polymer bán tổng hợp, Polymer tổng hợp có thể hiểu vui vẻ theo các hình sau. Bạn thử đoán xem nha!
Hình ảnh được cung cấp bởi Unsplash
1.3. Nhớ
Polymer thiên nhiên: Cao su thiên nhiên, Len (lông cừu), Tinh bột (amylose, amylopectine), Tơ tằm (do con tằm ăn lá dâu rồi nhả ra tơ), Sợi bông – Sợi đay (cellulose).
Polymer hóa học loại Bán tổng hợp (nhân tạo): Tơ axetat, Tơ visco, Tơ đồng-amoniac (đều sản xuất từ polymer thiên nhiên cellulose).
Polymer hóa học loại Tổng hợp: polietilen (PE); polipropilen(PP); poli(vinyl clorua) (PVC), thủy tinh hữu cơ, nilon-6, …
2. PHÂN LOẠI THEO PHẢN ỨNG TỔNG HỢP POLYMER
Bao gồm polymer trùng hợp, polymer trùng ngưng.
2.1. Polymer trùng hợp
- Là polymer tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
- Trùng hợp: kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polymer).
- Vậy KLPTpolymer = tổng KLPTmonomer
- Điều kiện: monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có
- Liên kết đôi như CH2=CH2, CH2=CH–C6H5.
- Hoặc vòng kém bền.
- Phân biệt
- Trùng hợp thường: chỉ từ 1 loại monomer.
- Đồng trùng hợp: từ 2 loại monomer khác nhau, tạo copolymer.
2.2. Polymer trùng ngưng
- Là polymer tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
- Trùng ngưng: kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer) + phân tử nhỏ khác như H2O . . .
- Vậy KLPTpolymer < tổng KLPTmonomer
- Điều kiện: monomer tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau, ví dụ
- –OH + –OH → polymer có chức ete –O– + H2O
- –COOH + –OH → polymer có chức este –COO– + H2O
- –COOH + –NH2 → polymer có nhóm amide –CO–NH– + H2O
2.3. Nhớ
Polymer trùng hợp: PE, PVC, PP, …
Polymer trùng ngưng: nilion – 6; nilon – 6,6; nilon – 7 (tơ enan); Nhựa novolac; tơ lapsan.
2.4. Viết phương trình phản ứng
Phản ứng trùng hợp, đồng trùng hợp, trùng ngưng như sau:
3. PHÂN LOẠI THEO DẠNG MẠCH POLYMER
Mạch không nhánh: Amilose của tinh bột, Cao su chưa lưu hóa (cao su thô), …
Mạch có nhánh: Amilopectine của tinh bột, Glicogen (tinh bột động vật).
Mạch mạng không gian: Cao su đã lưu hóa, Nhựa bakelite.
Liên kết nhanh
Đọc thêm các bài viết về Polymer và Hóa lớp 12 tại đây.
Chia sẻ lên mạng xã hội