Độ rượu là gì? Chí Phèo và cuộc tình vượt thời gian!

Anh Chí đã uống rượu hay ancol nào, độ rượu bao nhiêu? Để anh vẫn sống sau bao đêm say triền miên, và… gặp được tình yêu đời mình, chị Nở? Một cuộc tình bỏng cháy vượt thời gian.

Độ rượu

Độ rượu có liên quan gì đến Chí Phèo, một nhân vật đã đi vào văn học với cuộc tình sét đánh!

Nhờ có tình thương và bát cháo hành của Thị Nở, tính người ở Chí Phèo được đánh thức. Anh ta tỉnh dậy sau những cơn say túy lúy triền miên. Bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí khiến anh thấy cô là người lành tính, đáng yêu.

Chí tự tin trở lại cuộc sống, hai người đem lòng yêu nhau. Kể từ đó, Chí yêu và sống với bản chất đẹp của một con người …

Anh Chí đã uống rượu nào, độ rượu bao nhiêu? Để anh còn sống và gặp được tình yêu đời mình, chị Nở?

1. Rượu hay Ancol?

Đã có một thời, sách giáo khoa gọi tất cả các chất như CH3-OH, C2H5-OH, CH2=CH-CH2-OH, C6H5-CH2-OH, HO-CH2-CH2-OH, … là “rượu“.

Một số sách tham khảo hiện nay vẫn dùng từ “rượu”; nhưng cách dùng từ Ancol để phân biệt với Rượu cũng có lí của nó, và cũng rất chính xác từ khoa học đến cuộc sống.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu anh Chí uống một trong các “rượu” trên? Liệu anh có được cuộc tình vượt thời gian với chị Nở hay không?

2. Nguy hiểm nếu lẫn lộn Rượu là Ancol

Nếu uống “rượu metanol, CH­3OH”, cơ thể chuyển hóa CH3OH thành axit formic (H-COOH), một hợp chất độc hại gây mù do tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh thị giác.

Nếu uống “rượu etylen glycol, HO-CH2-CH2-OH”, cơ thể chuyển hóa chất này thành axit glycolic (HO-CH2-COOH) và axit oxalic (HOOC-COOH); chất thứ hai có khả năng gây tổn thương thận nặng do kết tủa với canxi trong ống thận.

Uống phải “rượu isopropanol, (CH3)2CH-OH” thường ít nghiêm trọng hơn; vì nó được chuyển hóa chủ yếu thành aceton, thường gặp các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm cả nôn mửa.

3. Anh Chí đã uống gì?

Một số ancol uống vào gây mù loà hoặc chết ngắt. Chỉ có ancol etylic (etanol) C2H5OH mới uống được;

Nhưng …

dân nhậu như anh Chí khôn lắm!; họ không uống C2H5OH nguyên chất, mà pha C2H5OH với H2O, dung dịch này gọi là rượu.

Như vậy

  • Ancol: tất cả chất có nhóm -OH gắn vào cacbon no (Hóa 11), tức vô số các chất như liệt kê trên, đương nhiên kể cả C2H5OH.
  • Rượu bia để uống (hoặc cồn y tế): chỉ dùng để nói tới dung dịch tạo thành khi pha C2H5OH với nước.

4. Độ rượu (độ cồn)

4.1. Độ rượu (nồng độ % thể tích C2H5OH):

con số cho biết thể tích C2H5OH nguyên chất có trong dung dịch rượu. Đương nhiên, độ rượu càng cao thì khi nhậu, mình say càng mau!

Nếu anh Chí uống 1 lít (1000 ml) rượu 400 (tức C2H5OH chiếm 40% thể tích rượu); anh đã nạp vào cơ thể mình khoảng:

  • 400 ml ancol C2H5OH.
  • 1000ml – 400ml = 600ml H2O. (gần đúng, Vrượu = VC2H5OH + VH2O = 1 lít)

4.2. Độ rượu của một số đồ uống có cồn khác:

  • Rượu trắng chưng cất: 300 – 400
  • Rượu nếp Việt nam: 350 – 450
  • Rượu vang: nồng độ thấp dưới 100 ; trung bình là 10,50 – 13,50 ; trung bình cao là 13,50 – 14; nồng độ cao > 140.

5. Công thức tính độ rượu

Công thức độ rượu
(Hình chụp bởi Toan Đỗ)
🍒🍓🫒🍍 Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy ghi lại trong phần bình luận bên dưới bạn nhé. Câu hỏi và ý tưởng của bạn luôn tuyệt vời.
Viết bởi Đỗ Trọng Toan từ W3chem.com

Mình là người tự thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi bạn gởi về. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại đây.😍 🥰 😘

Mình cảm ơn bạn rất nhiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!