Thi năng lực ĐHQG.HCM 2021, hướng dẫn giải môn Hóa đề mẫu

Đề thi mẫu năng lực ĐHQG Tp. HCM 2021 mới vừa công bố vài ngày, nhưng dư âm còn vọng mãi cho đến thi đợt 1 xong! Nhiều bạn sẽ thảng thốt, hốt hoảng, ngơ ngác với nội dung Hóa học. Hãy cùng W3chem lãng đãng, cười cười, vò đầu …

Thi năng lực ĐHQG.HCM

Thi năng lực ĐHQG.HCM 2021 được tổ chức như sau:

  • Thời gian mở và kết thúc đăng ký dự thi ĐGNL (đợt 1): từ 15-01/2021 đến hết ngày 05/3/2021, thí sinh có thể đăng ký dự thi trực tuyến tại trang thinangluc.vnuhcm.edu.vn.
  • Ngày thi ĐGNL (đợt 1): sáng Chủ nhật 28/03/2021.

Bạn hãy bình tĩnh, đọc thong thả và suy nghĩ đề thi mẫu dưới đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [0.97 MB]

Hóa học chơi vơi trong đề thi mẫu năng lực ĐHQG.HCM 2021

Đề thi có 3 phần lớn với tổng số 120 câu. Hóa học chiếm 10 câu trong nội dung PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Để cuộc đời vui, bạn nên đọc và làm trước 4 câu 71, 72, 73, 74.

Câu 71: Ca, Cr và Ge là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ,

với số hiệu nguyên tử tăng dần theo thứ tự ZCa < ZCr < ZGe. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong 3 nguyên tố, Ca có tính kim loại lớn nhất.

B. Bán kính giảm dần theo số hiệu nguyên tử Ca, Cr, Ge.

C. Trong 3 nguyên tố, Cr có năng lượng ion hóa thứ nhất lớn nhất.

D. Trong 3 nguyên tố, độ âm điện của Ge lớn nhất.

Bạn nhìn hình dưới đây:

Quy luật biến đổi
Quy luật biến đổi một số tính chất theo chu kỳ và nhóm – Hóa 10

Đề cho cùng 1 CHU KÌ vậy mình sẽ dùng qui luật theo chu kì; đi từ trái sang phải (tức theo chiều số Z tăng dần).

A. Trong 3 nguyên tố, Ca có tính kim loại lớn nhất.

Tính kim loại giảm dần –> tính kim loại của Ca > Cr > Ge (hoặc thấy Ca là kim loại nhóm IIA, đương nhiên là mạnh nhất trong nhóm kim loại này) ; A đúng.

B. Bán kính giảm dần theo số hiệu nguyên tử Ca, Cr, Ge.

Bán kính nguyên tử (R) giảm dần ; B đúng.

C. Trong 3 nguyên tố, Cr có năng lượng ion hóa thứ nhất lớn nhất.

Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1tăng dần –> I1 của Ca < Cr < Ge ; C sai.

D. Trong 3 nguyên tố, độ âm điện của Ge lớn nhất.

Độ âm điện (Đâđ) tăng dần –> Đâđ của Ca < Cr < Ge ; D đúng.

Câu 72: Trong các hợp chất có công thức phân tử sau đây,

hợp chất nào có thể là este?

(1) C3H6O.   (2) C4H10O2   (3) C6H8O2.    (4) C4H8O2.

Este phải có ít nhất 2 Oxi (vì 1 chức este là –COO– ) –> chọn 2, 3, 4.

Este đơn no mạch hở là CnH2nO2 ; tức số H no nhất (số H lớn nhất) = 2 lần số C [*].

Nếu là este đa chức thì số H phải nhỏ hơn [*], vì phải bớt đi H, lúc đó C mới còn dư hóa trị để liên kết với O;

Nếu este có liên kết đôi, ba, vòng thì số H còn giảm thê thảm hơn! Vậy bỏ C4H10O2, vì nếu là este no có 4C phải là C4H8O2. Mình chọn chất 3 và 4 nha!

Câu 73: Đốt cháy 12 gam hỗn hợp gồm C2H6, C3H4, C3H8 

và C4H10 được hỗn hợp X. Dẫn X qua dung dịch H2SO4 đặc, nhận thấy bình tăng thêm 21,6 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 100 gam hỗn hợp khí trên thì thải ra môi trường bao nhiêu lít CO2 (đktc)?

A. 149,3.

B. 293,3.

C. 168.

D. 117,92.

12 gam một đống chất [C2H6, C3H4, C3H8 và C4H10] <=> 12 gam hỗn hợp chỉ gồm [C, H]

  • C cháy tạo CO2
  • H cháy tạo H2O

H2SO4 đặc rất thích nước, gặp H2O là nó ôm lấy liền! –> khối lượng bình tăng = 21,6 gam = mH2O nên nH2O = 1,2mol –> nH = 2.1,2 = 2,4mol nên mH = 1.2,4 = 2,4gam.

Vậy mC = 12gam hỗn hợp – mH = 12 – 2,4 = 9,6gam nên nC = 0,8mol –> nCO2 = 0,8mol hay 17,92lit CO2 khi đốt 12gam hỗn hợp

Nếu đốt 100gam hỗn hợp, tức gấp 12gam cỡ 8,3 lần; do vậy VCO2 = 8,3.17,92 = 149,3lit.

Câu 74: Phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng

hợp kim Cu-Sn vào dung dịch HCl và phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) có điểm giống nhau là:

A. phản ứng xảy ra kèm theo sự phát sinh dòng điện.

B. ở anot đều xảy ra sự oxy hóa.

C. phản ứng ở cực dương đều là sự khử của Cl .

D. đều sinh ra Cu ở cực âm.

Nếu ta nhớ khi xưa … thì mình chọn ngay được câu B, khỏi cần đắn đo.


Bạn sẽ chới với trong đề thi mẫu năng lực, chuyện gì xảy ra vậy?

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93

Axeton [(CH3)2CO, M = 58g/mol, nhiệt độ sôi 560C] là một chất lỏng

không màu và dễ cháy, là dung môi để làm sạch dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm. Ở nhiệt độ 500 – 6000C với xúc tác thích hợp, axeton phân hủy thành etylen như sau:

(CH3)2CO –> CO + ½ C2H4 + CH4

Sinh viên nghiên cứu sự phân hủy axeton ở 5500C bằng cách

cho axeton vào bình kín chịu nhiệt có dung tích không đổi (1 lít) và ghi nhận sự thay đổi áp suất (P) của hỗn hợp phản ứng (X) theo thời gian. Kết quả:

Thời gian (phút)0,02,55,07,5
P (atm)6,757,387,978,52
Bảng số liệu dễ gây hoảng loạn (do chưa gặp bao giờ trong chương trình 10, 11, 12!)

Câu 91: Khối lượng ban đầu của axeton trong bình phản ứng là

A. 5,8g.

B. 8,68g.

C. 17,4g.

D. 8,7g.

Lúc 0,0 phút, mình hiểu là bắt đầu cho axeton vào bình, tức axeton ban đầu nên paxeton = 6,75atm

Vì đề cho không phải đktc, nên dùng công thức p.V = n.R.T

  • p là áp suất – atm, ở đây p = 6,75 atm
  • V là thể tích khí, ở đây đề cho Vaxeton = Vbình = 1 lít
  • n là số mol khí, mình thay bằng maxeton : Maxeton
  • R là hằng số khí, R = 22,4 273
  • T = t0 + 273 = 5500C + 273 = 823

Thế các giá trị trên vào công thức p.V = n.R.T, mình tính được maxeton = 5,8 gam

Câu 92: Hệ số nhiệt của phản ứng (g) là 2 (hệ số nhiệt phản ứng cho biết khi

nhiệt độ phản ứng tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần). Nếu phản ứng phân hủy axeton được thực hiện ở 5000C thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào so với tốc độ phản ứng ở 5500C?

A. Tăng 16 lần.

B. Giảm 32 lần.

C. Tăng 32 lần.

D. Giảm 16 lần sau đó không đổi.

Đề cho khi t0 tăng 100, tốc độ tăng 2 lần <=> t0 giảm 100, tốc độ giảm 2 lần.

Giải cách giản dị: nhiệt độ giảm từ 550 xuống 500, tức 550 –> 540 –> 530 –> 520 –> 510 –> 500 đã giảm 5 lần – mỗi lần giảm 10 độ. Mà 1 lần giảm 100 thì tốc độ giảm 2 lần; vậy tốc độ sẽ giảm 2.2.2.2.2 = 25 = 32 lần!

Dùng công thức: V2 = g.V1|t2 – t1| : 10 = 2.V1|500 – 550| : 10 = 25.V1 = 32V1

Nhiệt độ làm tốc độ phản ứng tăng
Hình ảnh được cung cấp bởi Shutterbug75 từ Pixabay – Tăng nhiệt độ giúp tăng tốc phản ứng

Câu 93: Sinh viên dừng phản ứng sau khi phản ứng xảy ra được 7,5 phút.

Hãy đề nghị phương pháp có thể tách axeton ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng.

Đề hỏi tách axeton ra khỏi, tức hỗn hợp sau phản ứng có (CH3)2CO dư + các sản phẩm của phản ứng là CO, CH2 = CH2, CH4.

A. Cho hỗn hợp khí sau phản ứng lần lượt qua dung dịch nước Br(giữ C2H4), dung dịch Ca(OH)2 (giữ CO), sau đó qua bình chứa khí Cl2 (giữ CH4).

Sai: Ca(OH)2 giữ CO2, không phải CO ; khí Cl2 cũng hổng giữ được CH4 mặc dù có thể xảy ra phản ứng khi có ánh sáng!

B. Hạ nhiệt độ hỗn hợp phản ứng về nhiệt độ phòng (250C), axeton ngưng tụ, tách axeton.

Đúng: khi đưa về t0 phòng, axeton ngưng tụ thành chất lỏng mà bạn hay thấy (dung môi xóa hay làm sạch sơn trước khi sơn móng tay)

C. Cho hỗn hợp khí sau phản ứng lần lượt qua dung dịch KMnO4 (giữ C2H4 và CH4), dung dịch Ca(OH)2 (giữ CO).

Sai: Ca(OH)2 giống A ; KMnO4 chỉ phản ứng với CH2=CH2 nên chỉ giữ được C2H4 thôi.

D. Cho hỗn hợp khí phản ứng với khí H2 dư (xúc tác Ni) thu được propanol-2 (dạng rắn). Lọc lấy chất rắn sau đó oxy hóa propanol-2 thành axeton.

Sai: đề thi mẫu năng lực nói dễ, chứ làm rất khó!


Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Nước Javen là dung dịch chứa hỗn hợp muối NaCl và 

NaClO (natri hipoclorit). Muối NaClO có tính oxy hóa mạnh, do vậy nước Javen có khả năng tẩy màu và sát trùng, được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy…

Để phân tích hàm lượng hipoclorit trong nước Javen, sinh viên thực hiện theo quy trình sau:

Pha loãng 5,00ml dung dịch Javen với nước được 100ml dung dịch A.

Ban đầu: trong 5ml dung dịch mình đặt x mol NaClO

–> pha với nước thành 100ml cũng vẫn có x mol NaClO [A]

Lấy 10,00ml dung dịch A cho vào bình tam giác, sau đó thêm 10,00ml dung dịch axit axetic 20%, lắc đều được dung dịch B.

Lấy 10ml dumg dịch [A] chỉ còn 0,1.x mol NaClO thôi!; thêm vào 10ml dung dịch CH3COOH  –> 20ml dung dịch có 0,1.x mol NaClO và CH3COOH [B]

Mục đích: tạo môi trường axit để phản ứng oxi hóa khử xảy ra

Thêm tiếp 10,00ml dung dịch KI 2,0M (dung dịch chỉ chứa KI, không có lẫn chất nào khác) vào dung dịch B, lắc đều được dung dịch C.

Lúc này dung dịch có 0,1.x mol NaClO ; CH3COOH ; 0,02 mol KI [C]

Phản ứng xảy ra: ClO (oxh) + 2I (khử) + 2H+ (môi trường) –> I2 + Cl + H2O (1)

Để phản ứng hoàn toàn lượng iod trong dung dịch C cần 15,00ml dung dịch Na2S2O3 0,1M. Biết các phản ứng xảy ra như sau:

Cho 0,0015mol Na2S2O3 vào để tính được mol I2 sinh ra ở (1) theo phản ứng:

I2 + 2S2O3 2– –> 2I + S4O2– (2)

Từ đó tính được mol ClO theo (1) –> nồng độ NaClO ban đầu

Tính chơi:

Tính ra 0,0015 mol Na2S2O3 –> S2O3 2– = 0,0015mol

–> I  = 0,0015mol (đề cho đến 0,02mol I , tức cho KI dư)

–>  ClO  = 0,00075mol

Vậy NaClO = 0,00075 = 0,1x <=> x =0,0075mol

Vậy CM của mẫu NaClO là = 0,0075mol 0,005 lit = 1,5M

Câu 94: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu thêm nhiều hơn 10,00ml dung dịch KI 2,0M vào dung dịch B, kết quả phân tích hàm lượng NaClO cao hơn thực tế.

Sai: dùng 10ml dung dịch KI 2M đã dư, vậy nếu nhiều hơn thì NaClO tính ra vẫn thế.

B. Nếu thêm nhiều hơn 10,00ml dung dịch KI 2,0M vào dung dịch B, kết quả phân tích hàm lượng NaClO thấp hơn thực tế.

Sai: dùng 10ml dung dịch KI 2M đã dư, vậy nếu nhiều hơn thì NaClO tính ra vẫn thế.

C. Nếu thêm ít hơn 10,00ml dung dịch KI 2,0M vào dung dịch B, kết quả phân tích hàm lượng NaClO nhiều hơn thực tế.

Sai: ít quá thì sẽ làm NaClO ít luôn, chứ không nhiều hơn được.

D. Nếu thêm nhiều hơn 10,00ml dung dịch KI 2,0M vào dung dịch B, kết quả phân tích hàm lượng NaClO không thay đổi.

Đúng: ClO chỉ có bằng đó mol để phản ứng; cho dù KI có nhiều hơn thì cũng vậy.

Câu 95: Cho các dung dịch sau:

(1) dung dịch HNO3 4M

(2) dung dịch H2SO4 đậm đặc

(3) dung dịch HCl 2M

(4) dung dịch HCl/HClO

Số dung dịch có thể thay thế dung dịch axit axetic ở trên là

A. 1.  

B. 2.  

C. 3.  

D. 4.

Nếu vì lí do nào đó, ClO – hoặc KI hoặc cả hai phản ứng mất đi thì còn gì để nói?

Dùng HNO3 thì

  • HNO3 + NaClO –> NaNO3 + HClO
  • 4HNO3 + 2KI –> 2KNO3 + I2 + 2NO2 + 2H2O

Dùng H­2SO4 đặc thì

  • 2H2SO4 đặc + 2NaClO –> 2NaSO4 + Cl2 + 2H2O
  • 2H2SO4 đặc + 2KI –> SO2 + I2 + K2SO4 + 2H2O

Dùng HCl/HClO thì

  • Thêm HClO vào tức thêm ClO , làm kết quả số mol ClO sai lệch (lớn hơn ClO ban đầu).

Hãy tìm lý do thứ 2, bấm tại đây

Câu 96: Nồng độ CM (M) của NaClO trong nước Javen ở trên là

A. 1,5.  

B. 0,5. 

C. 0,75.

D. 1,0.


Chat với đề thi mẫu

Bài thi đánh giá năng lực tại ĐH Quốc gia TP.HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề …

Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh …

Bạn nghĩ thế nào về đề thi mẫu năng lực này? Hãy ghi lại trong phần bình luận bên dưới bạn nhé.

Nếu hào hứng với đề thi mẫu năng lực, mời bạn tìm đọc thêm tại TTO, thinangluc.vnuhcm.edu.vn.

Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy lưu lại trong phần bình luận bên dưới Bạn nhé! Câu hỏi và ý tưởng của Bạn luôn tuyệt vời.

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!