Đồng đẳng giúp bạn làm giàu nhanh chóng!

Alibaba gặp 40 tên cướp ĐỒNG ĐẢNG, lấy được nhiều vàng và trở nên rất giàu. Hôm nay, khi gặp ĐỒNG ĐẲNG, chắc chắn rằng… các bé sẽ giàu sụ kiến thức cho mà xem.

Đồng đẳng
Đồng đẳng (Homologous Series) là một định nghĩa của Hóa học; cũng tựa như 40 tên cướp đồng đảng (40 tên này có tính chất tương tự nhau; nhưng hình thức của chúng hơn kém nhau 1 đặc điểm gì đó !!!!!).

1. Đồng đẳng

Đồng đẳng là những hợp chất hữu cơ có

  • Công thức phân tử (CTPT) hơn/kém nhau 1 hay nhiều nhóm metylen –CH2– *
  • Công thức cấu tạo (CTCT) tương tự nhau nên tính chất hoá học tương tự nhau

*vì chênh lệch nhau nhóm –CH2– (M = 14) nên khối lượng phân tử (KLPT) của các chất đồng đẳng cứ lần lượt chênh nhau 14 (toán học nói tạo nên một cấp số cộng với công sai d = 14).

1.1. Ví dụ các chất đồng đẳng với methane CH4

🍒 CH4+CH2C2H6+CH2C3H8+CH2C4H10+CH2C5H12+CH2C6H14 +CH2→ ……

Các chất trên (CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, C6H14, …..) là các chất đồng đẳng. Người ta đặt tên là DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METHANE (nghĩa là các chất hơn methane một/nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tựa methane). Người ta cũng đặt tiếp tên cho gọn là ALKANE và đưa ra công thức chung của chúng là CnH2n+2 (n≥1).

🍒 Hãy nhìn tiếp KLPT xem, đương nhiên thế này nè

CH4 (M=16) —+14C2H6 (30) —+14C3H8 (44) —+14C4H10 (58) —+14C5H12 (72) —+14C6H14 (86) —+14→ …..

🍒 Nhưng cái khó nhìn ra hơn là chúng phải có CTCT tựa methane mới được.

1.1.1. Methane có CTCT như thế này nè

CH4 vẽ trên mặt giấy (gọi là Công thức cấu tạo của CH4). Cái này rất quen với chúng mình nè.

Nhìn thấy quanh Carbon chỉ có liên kết đơn thôi à. Vậy các chất đồng đẳng với CH4 cũng phải có đặc điểm này.

(Nguồn hình: wikimedia.org)

Cấu tạo CH4

CH4 bay bay trong không gian 3 chiều (gọi là Công thức cấu trúc của CH4 – nhìn giống cái bánh ú đó). Công thức kiểu này khó quá nên xem giải trí thôi.

(Nguồn hình: chụp màn hình tại britannica.com)

Cấu trúc CH4

Từ cấu trúc thực tế của CH4, con người chế ra Mô hình rỗng (A) & Mô hình đặc (B) để dễ tưởng tượng, dễ sờ nắn khi học (C màu đen, H màu trắng).

(Nguồn hình: Internet)

Mô hình phân tử CH4

1.1.2. Các chất C2H6, C3H8, C4H10, …. cũng phải có cấu tạo tựa CH4;

tức quanh Carbon chỉ có liên kết đơn. Hãy xem CTCT của chúng như sau

Alkane
Màu xanh là CTCT thu gọn

1.1.3. Tên gọi của các chất đồng đẳng này cũng na ná nhau

Hãy xem và suy ngẫm:

Methane – Ethane – Propane – Butane – … – Ankane

1.2. Ví dụ các chất đồng đẳng với ethene C2H4

🍒 C2H4+CH2C3H6+CH2C4H8+CH2C5H10+CH2C6H12+CH2→ ……

Các chất trên (C2H4, C3H6, C4H8, C5H10, C6H12, …..) là các chất đồng đẳng. Người ta đặt tên là DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ETHENE (nghĩa là các chất hơn ethene một/nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tựa ethene). Người ta cũng đặt tiếp tên cho gọn là ALKENE và đưa ra công thức chung của chúng là CnH2n (n≥2).

🍒 Hãy nhìn tiếp KLPT xem, đương nhiên thế này nè

C2H4 (M=28) —+14C3H6 (42) —+14C4H8 (56) —+14C5H10 (70) —+14C6H12 (84) —+14→ …..

🍒 Nhưng cái khó nhìn ra hơn là chúng phải có CTCT tựa ethene mới được.

1.2.1. Ethene có CTCT như thế này nè

C2H4 vẽ trên mặt giấy (gọi là Công thức cấu tạo của C2H4). Cái này rất quen với chúng mình nè.

Nhìn thấy có 1 liên kết đôi C=C. Vậy các chất đồng đẳng với C2H4 cũng phải có đặc điểm này.

(Nguồn hình: wiktionary.org)

Cấu tạo C2H4

C2H4 bay bay trong không gian 3 chiều (gọi là Công thức cấu trúc của C2H4). Công thức kiểu này khó quá; nên xem khi trằn trọc không ngủ được!.

(Nguồn hình: chụp màn hình tại wikipedia.org)

Cấu trúc của C2H4

Từ cấu trúc thực tế của C2H4, con người chế tác ra Mô hình rỗng (A) & Mô hình đặc (B). Với C màu đen, H màu trắng.

(Nguồn hình: Internet)

C2H4

1.2.2. Các chất C3H6, C4H8, C5H10, …. cũng phải có cấu tạo tựa C2H4;

tức có 1 liên kết đôi C=C. Hãy xem CTCT của chúng như sau

Alkene
Màu xanh là CTCT thu gọn

1.2.3. Tên gọi của các chất đồng đẳng này cũng na ná nhau

Hãy xem rồi suy ngẫm:

Ethene – Propene – Butene – Pentene – … – Alkene

1.3. Ví dụ các chất đồng đẳng với ethyne C2H2

🍒 C2H2+CH2C3H4+CH2C4H6+CH2C5H8+CH2C6H10+CH2→ ……

Các chất trên (C2H2, C3H4, C4H6, C5H8, C6H10, …..) là các chất đồng đẳng. Người ta đặt tên là DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ETHYNE (nghĩa là các chất hơn ethyne một/nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tựa ethyne). Người ta cũng đặt tiếp tên cho gọn là ALKYNE và đưa ra công thức chung của chúng là CnH2n – 2 (n≥2).

🍒 Hãy nhìn tiếp KLPT xem, đương nhiên thế này nè

C2H2 (M=26) —+14C3H4 (40) —+14C4H6 (54) —+14C5H8 (68) —+14C6H10 (82) —+14→ …..

🍒 Nhưng cái khó nhìn ra hơn là chúng phải có CTCT tựa ethyne mới được.

1.3.1. Ethyne có CTCT như thế này nè

C2H2 vẽ trên mặt giấy (gọi là Công thức cấu tạo của C2H2). Cái này rất quen với chúng mình nè.

Nhìn thấy có 1 liên kết ba C≡C. Vậy các chất đồng đẳng với C2H2 cũng phải có đặc điểm này.

(Nguồn hình: wikimedia.org)

Cấu tạo C2H2

C2H2 bay bay trong không gian 3 chiều (gọi là Công thức cấu trúc của C2H2). Công thức kiểu này khó quá; nên xem khi trằn trọc không ngủ được!.

(Nguồn hình: chụp màn hình tại britannica.com)

C2H2 trong không gian

Từ cấu trúc thực tế của C2H2, con người chế tác ra Mô hình rỗng (A) & Mô hình đặc (B). Trong đó C màu đen, H màu trắng.

(Nguồn hình: Internet)

Mô hình C2H2

1.3.2. Các chất C3H4, C4H6, C5H8, …. cũng phải có cấu tạo tựa C2H2;

tức có 1 liên kết ba C≡C. Hãy xem CTCT của chúng như sau

Alkyne
Màu xanh là CTCT thu gọn

1.3.3. Tên gọi của các chất đồng đẳng này cũng na ná nhau

Hãy xem rồi suy ngẫm:

Ethyne – Propyne – But-1-yne – But-2-yne – … – Alkyne

1.4. Ví dụ các chất đồng đẳng với methanol CH3OH

🍒 CH3OH+CH2C2H5OH+CH2C3H7OH+CH2C4H9OH+CH2C5H11OH+CH2→ ……

Các chất trên (CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH, C5H11OH, …..) là các chất đồng đẳng. Người ta đặt tên là DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ETHANOL (nghĩa là các chất hơn/kém ethanol một/nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tựa ethanol). Người ta cũng đặt tiếp tên là ALKANOL (alcohol no-đơn chức-mạch hở) và đưa ra công thức chung của chúng là CnH2n+1OH (n≥1).

🍒 Hãy nhìn tiếp KLPT xem, đương nhiên thế này nè

CH3OH (M=26) —+14C2H5OH (40) —+14C3H7OH (54) —+14C4H9OH (68) —+14C5H11OH (82) —+14→ …..

🍒 Nhưng cái khó nhìn ra hơn là chúng phải có CTCT tựa ethanol mới được.

1.4.1. Ethanol có CTCT như thế này nè

C2H5OH vẽ trên mặt giấy (gọi là Công thức cấu tạo của C2H5OH). Cái này rất quen với chúng mình nè.

Nhìn thấy toàn 1 liên kết đơn và 1 nhóm -OH. Vậy các chất đồng đẳng với C2H5OH cũng phải có đặc điểm này.

(Nguồn hình: wikimedia.org)

C2H5-OH

C2H5OH bơi bơi trong không gian 3 chiều (gọi là Công thức cấu trúc của C2H5OH). Công thức kiểu này khó quá; nên xem khi trằn trọc không ngủ được!.

(Nguồn hình: chụp màn hình tại britannica.com)

Cấu trúc của C2H5OH

Từ cấu trúc thực tế của C2H5OH, người vui tính chế tác ra Mô hình rỗng (A) & Mô hình đặc (B). Trong đó C màu đen, H màu trắng, O màu đỏ.

(Nguồn hình: pinterest.co.uk & starlanguageblog.com)

Mô hình C2H5OH

1.4.2. Các chất CH3OH, C3H7OH, C4H9OH, …. cũng phải có cấu tạo tựa C2H5OH;

tức toàn 1 liên kết đơn và 1 nhóm -OH. Hãy xem CTCT của chúng như sau

Alkanol
Màu xanh là CTCT thu gọn

1.4.3. Tên gọi của các chất đồng đẳng này cũng na ná nhau

Hãy xem rồi suy ngẫm:

Methanol – Ethanol – Propan-1-ol – .. – Alkanol


2. Các dãy chất đồng đẳng học trong lớp 11 SGK mới

2.1. Gồm các dãy đồng đẳng sau

  1. Dãy đồng đẳng của methane CH4, gọi là ALKANE CnH2n+2 (n≥1)
  2. Dãy đồng đẳng của ethene-ethylene CH2=CH2, gọi là ALKENE CnH2n (n≥2)
  3. Dãy đồng đẳng của ethyne-acetylene CH≡CH, gọi là ALKYNE CnH2n–2  (n≥2)
  4. Dãy đồng đẳng của benzene C6H6, CnH2n–6 (n≥6)
  5. Dãy đồng đẳng của ethanol C2H5-OH, gọi là ALKANOL CnH2n+1OH (n≥1)

2.2. 40 đồng đảng trong băng cướp

Tới đây mình thấy 40 kẻ đồng đảng trong băng cướp mà Alibaba đã gặp có

  • tính chất tương tựa nhau (đều là những kẻ xấu)
  • bản thân chúng hơn/kém nhau 1 đặc điểm nào đó (bé có phát hiện ra hơn/kém chỗ nào không? Hãy ghi lại trong phần comment bên dưới nha bé)
40 kẻ đồng đẳng
40 kẻ đều là cướp; nhưng đứa nhiều râu, đứa ít râu, đứa không râu (Nguồn: ảnh của Quang Định trên tuoitre.vn)

3. Liên kết nhanh

Đọc thêm các bài viết của Hóa lớp 11 tại đây.

🍒🍓🫒🍍 Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy ghi lại trong phần bình luận bên dưới bạn nhé. Câu hỏi và ý tưởng của bạn luôn tuyệt vời.
Viết bởi Đỗ Trọng Toan từ W3chem.com

Mình là người tự thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi bạn gởi về. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại đây.😍 🥰 😘

Mình cảm ơn bạn rất nhiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!