Dịch chuyển cân bằng hóa học khi tạo “stress” cho phản ứng

Khi bị “stress”, một cân bằng hóa học sẽ bị phá vỡ, nó buộc phải dịch chuyển (theo chiều thuận hoặc chiều nghịch) để tìm lại sự “an nhiên”.

Cân bằng hóa học

Con người … kẻ luôn hăm he tạo “stress” có chọn lọc; sao cho phản ứng dịch chuyển theo chiều có lợi cho mình!

Dịch chuyển cân bằng hóa học là gì?

Dịch chuyển cân bằng hóa học, là cách mà chúng ta làm phản ứng hóa học bị “stress”, khiến phản ứng buộc phải điều chỉnh mình để trở lại cuộc sống thăng bằng vui vẻ.

Phản ứng điều chỉnh bản thân chỉ bằng hai con đường: đi theo chiều thuận; hoặc đi theo chiều nghịch. Cho dù theo đường nào thì cũng có mặt lợi, mặt hại; và con người… như ngư ông đắc lợi, tạo “stress” có chọn lọc sao cho phản ứng đi theo chiều giúp thu được sản phẩm mong muốn!


Tạo “stress” cho phản ứng bằng cách nào?

Một phản ứng hai chiều đang ở trạng thái cân bằng (TTCB), ta tạo “stress” bằng cách thay đổi nhiệt độnồng độáp suất; khi đó TTCB sẽ bị phá vỡ.

Mặc dù TTCB đã bị phá vỡ; nhưng phản ứng không dừng lại; mà sẽ tiếp tục dịch chuyển sang TTCB mới – bằng cách đi theo chiều thuận hoặc chiều nghịch, để chống lại các “stress” đó.


Lập trạng thái bình thường mới khi gặp stress do Covid-19

Một ví dụ về trạng thái cân bằng bị phá vỡ, và ta sẽ dịch chuyển thế nào để chống lại sự thay đổi đó.

Dịch chuyển cân bằng cuộc sống
Thay đổi thói quen khi đi học
Cuộc sống đang ở TTCB sau:Tự dưng virut Corona xuất hiện => làm TTCB bị phá vỡ => Ta phải chuyển sang TTCB mới (gọi là TT bình thường mới); bằng các cách sau:
Vào lớp không đeo khẩu trang; nếu đeo thấy ghê lắm!Vào lớp đeo khẩu trang rất nhiệt tình.
Tụ tập bạn bè càng đông càng vui.Không tụ tập đông vì dễ truyền bệnh.
Không cần giữ khoảng cách; gặp nhau là bắt tay hoặc ôm nhau.Phải giữ khoảng cách, ít nhất là 2m.
Khai báo y tế làm gì?Bắt buộc phải khai báo y tế.
Không cần rửa tay thường xuyên, làm hao nước. Đi chơi về là dùng tay bốc thức ăn luôn.Bắt buộc phải rửa tay thường xuyên, nhất là khi đi chơi về.
Cách cư xử của Ta ngược lại cách cư xử trước kia

Cách ta cư xử cho phù hợp với thời tiết

Mùa hè trời nóng do sự tăng nhiệt độ => con người tìm cách làm giảm nhiệt độ cơ thể (bằng cách dùng máy phun hơi nước, máy lạnh, đi bơi, quạt, …) để chống lại sự thay đổi của thời tiết.

Mùa đông trời giá lạnh do sự giảm nhiệt độ => con người tìm cách làm tăng nhiệt độ cơ thể (bằng cách mặc áo ấm, dùng lò sưởi, đóng kín cửa nhà, …) để chống lại sự thay đổi của thời tiết.

Cũng vậy, bạn hãy tưởng tượng:

  • Nếu bạn đun nóng để tăng nhiệt độ củaphản ứng => phản ứng sẽ cư xử thế nào?
  • Nếu bạn làm lạnh để giảm nhiệt độ của phản ứng => phản ứng sẽ xử sự ra sao?

Dịch chuyển cân bằng – qui luật tất yếu của tự nhiên và cuộc sống

Như vậy bạn thấy,

một phản ứng (hai chiều) đang ở TTCB; nếu ta tạo “stress” bằng cách thay đổi nhiệt độ, nồng độ, áp suất thì TTCB bị phá vỡ. Lúc này, phản ứng tìm cách loại bỏ “stress” bằng cách cư xử ngược lại các yếu tố trên; giúp nó đạt lại TTCB như mong muốn. Bạn hãy xem bảng sau:

Ta tạo “stress” cho phản ứng bằng cáchPhản ứng loại bỏ “stress” bằng cách [***]
Tăng nhiệt độGiảm nhiệt độ
Giảm nhiệt độTăng nhiệt độ
Tăng nồng độGiảm nồng độ
Giảm nồng độTăng nồng độ
Tăng áp suất khíGiảm áp suất khí
Giảm áp suất khíTăng áp suất khí
Cách loại bỏ “stress” của phản ứng

Muốn tăng – giảm như [***], phản ứng sẽ phải dịch chuyển theo chiều thuận hoặc theo chiều nghịch; sau quá trình dịch chuyển, phản ứng sẽ đạt được TTCB – đương nhiên đây là TTCB mới, khác TTCB ban đầu khi chưa bị “stress”.

Xác định được phản ứng đi theo chiều thuận hay nghịch lại là một câu chuyện khác.


Nguyên lí Le Chatelier

Trong hóa học, cách mà phản ứng hai chiều cư xử để loại bỏ “stress” được gọi là nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier; phát biểu như sau (theo SGK Hóa 10):

Một phản ứng thuận nghịch đang ở TTCB khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất; thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.


Cũng như phản ứng, ta phải luôn tìm cách giữ được Trạng Thái Cân Bằng trong cuộc sống hiện nay. Bạn hãy viết bài chia sẻ trong phần Bình luận bên dưới nếu có thắc mắc hoặc ý tưởng mới Bạn nhé! Thắc mắc và ý tưởng của Bạn luôn tuyệt vời.

Hãy chia sẻ bài viết và suy nghĩ của Bạn lên mạng xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!