Đồng vị và nguyên tố hóa học. Hướng dẫn tính khối lượng
Có hai chim Bồ câu đang đậu cùng vị trí trên cây; ta nói hai bạn đồng vị. Mời bạn cùng tìm hiểu đồng vị trong hóa học là gì trong bài viết dưới đây.
Đồng vị là khái niệm sử dụng rất nhiều trong cuộc sống; nhưng ít khi bạn để ý tới. Bạn còn nhớ cách biểu diễn một tập hợp của Toán lớp 7 không? Các ví dụ sau trình bày kiểu tập hợp; nhưng nhẹ nhàng thôi.
- Quả Táo = {táo Envy, táo Fuji , táo Golden, táo Rockit, …}
- Loài Chó = {chó Phốc, chó Alaska, chó Husky, chó Pitbull, chó Corgi, …}
Có sự tương tự như sau:
- Các từ như Quả Táo, Loài Chó = khái niệm Nguyên tố hóa học.
- Các loại cụ thể trong 1 loại (ví dụ chó Phốc, chó Alask, chó Husky, …) = khái niệm Đồng vị.
Bạn thấy có tức cười không? Nhưng rất hữu ích để bạn hiểu bài học đấy.
Cần học trước khi vào bài này
- Nguyên tử thật đơn giản dưới con mắt tuổi teen.
- Điện tích và khối lượng hạt e, p, n; những con số nhỏ không tưởng.
- Kí hiệu nguyên tử với số hiệu Z và số khối A.
Nội dung bài viết
1. Đồng vị là gì?
1.1. Có nhiều loại nguyên tử nhưng cùng tên
Ở các bài trước, bạn đã biết khi ta nói tên bất kì một nguyên tử nào; phải hiểu rằng có nhiều loại. Ví dụ, nguyên tử Clo có các loại sau:
- loại nguyên tử Cl có 17p, 17e và 18n.
- loại nguyên tử Cl có 17p, 17e và 20n.
Cũng tương tự, nói nguyên tử Hidro, bạn nhớ ngay có 3 loại:
- nguyên tử H có 1p, 1e và 0n.
- nguyên tử H có 1p, 1e và 1n.
- nguyên tử H có 1p, 1e và 2n.
Bạn suy nghĩ xem các loại nguyên tử trên có số hạt p, n giống khác nhau thế nào?
1.2. Định nghĩa đồng vị
Đồng vị là các nguyên tử
- có cùng số Z (tức cùng số p, số đơn vị điện tích hạt nhân, điện tích hạt nhân)
- khác số A (tức khác số n)
Bạn hãy xem ví dụ sau:
*Đồng vị* cũng có nghĩa là các nguyên tử này ở cùng vị trí trong bảng tuần hoàn (bạn hãy xem lại hình hai con chim Bồ câu ở đầu trang).
2. Đồng vị liên quan gì đến nguyên tố hóa học?
Nguyên tố hoá học là tập hợp các đồng vị
Nói dài dòng hơn: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton (Z)
Bạn hãy xem các ví dụ sau:
3. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố
Hãy xem các ví dụ sau đây:
4. Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố tìm nhanh nhất ở đâu?
Ở phần trên, bạn đã biết các đồng vị của 1 nguyên tố hóa học nằm trong cùng 1 ô; do vậy giá trị khối lượng ghi ở ô trong bảng tuần hoàn chính là KLNT trung bình của nguyên tố hóa học đó.
Bạn hãy clich vào đây để xem KLNT trung bình theo tài liệu tham khảo nước ngoài nha.
5. Liên kết nhanh
Đọc thêm các bài viết khác về Nguyên tử và Hóa lớp 10 tại đây.
Cũng đừng quên chia sẻ bài viết lên mạng xã hội để nhiều người cùng học nha bạn.
Dạ ở phần tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố thì tỉ lệ % số nguyên tử là đề bài cho sẵn phải không ạ?
Đúng rồi Thảo Nhi, đề cho sẵn. Có điều giá trị % này là khác nhau với những nguồn tài liệu khác nhau. Đương nhiên, tài liệu của những tổ chức giáo dục uy tín là đáng tin!
Nhưng ở đây, mình cứ yên tâm. Đề cho số nào thì lấy số đó, dễ quá phải không nào?
Nếu có thêm câu hỏi, đừng ngại viết lên đây nha. Thanks.
dạ cho con hỏi số nguyên tử khối ở lớp 8 giống với số nguyên tử khối trung bình ở lớp 9 không ạ
>Ở lớp 10, mình học: Nguyên tố hóa học là tập hợp của nhiều nguyên tử-gọi là đồng vị; mỗi đồng vị có KLNT khác nhau …do vậy, ta phải tính giá trị TRUNG BÌNH của các KLNT đó-gọi là LKNT TRUNG BÌNH của nguyên tố hóa học. Ví dụ
Nguyên tố Hidro có 3 đồng vị với 3 KLNT khác nhau = {H(M=1), H(M=2), H(M=3)}. Tính ra KLNT trung bình là 1,0007.. (xem lí thuyết nha).
>NTK (hay KLNT) đã học ở lớp 8, lớp 9 cũng chính là KLNT TRUNG BÌNH của lớp 10; có điều đã được làm tròn (Hóa học chấp nhận do khối lượng thực, nhất là các số sau dấu phẩy có trị vô cùng nhỏ-nên bỏ qua được). Ví dụ
KLNT trung bình của H = 1,0007…. => lấy H = 1
KLNT trung bình của Cl = 35,49…. => lấy Cl = 35,5
>Nếu có câu hỏi, đừng ngại viết lên đây nha Việt. Thanks.