Bài kiểm tra hệ số 1 lớp 12 – II
HỆ SỐ 1
Cho H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40, Ag = 108.
1. (1đ) Viết phản ứng điều chế các este sau từ axit và ancol tương ứng:
Etyl fomat.
Metyl metacrylat.
2. (1đ) Cho hai este: HCOO–C2H5 ; HCOO–CH2–CºCH. Viết phương trình phản ứng thủy phân trong dung dịch NaOH.
3. (1đ) Bệnh tiểu đường là gì? Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn cơm có kiểm soát? Có nên bỏ hẳn cơm trong bữa ăn của người tiểu đường không? Vì sao?
4. (1đ) Viết phương trình của chất béo Trilinoleic phản ứng với H2 dư (xt Ni, t0)?
5. (1,5đ) Nêu hiện tượng khi
Cho dung dịch fructose vào ống nghiệm có Cu(OH)2/OH– ở t0 thường. Viết phương trình.
Tiếp tục đun nóng ống nghiệm trên.
6. (1,5đ)
Viết phương trình phản ứng thủy phân saccharose?
Lấy sản phẩm của phản ứng trên thực hiện phản ứng với Cu(OH)2 ở t0 thường. Nêu hiện tượng?
Lấy sản phẩm của phản ứng trên thực hiện phản ứng tráng bạc. Nêu hiện tượng?
7. (1đ) Xà phòng hóa hoàn toàn 13,2 gam C2H5COOCH3 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Viết phương trình và tính khối lượng muối thu được?
8. (1đ) Lên men m gam glucozơ để điều chế ancol etylic (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%) thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Tính m?
9. (1đ) Cho 97,2gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 100%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra m gam kết tủa. Tìm trị của m?
HỆ SỐ 2
H = 1 ; He = 4 ; C = 12 ; N = 14 ; O = 16 ; Na = 23 ; S = 32 ; Ca = 40 ; Br = 80 ; Ag = 108
Câu 1. Từ 19,44 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat. Giá trị của m là
A. 26,73. B. 29.70.
C. 25,46. D. 35,64.
Câu 2. Cho các chất: etyl fomat, tristearin, glucose, saccharose, amilose. Số chất có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. 4. B. 5.
C. 2. D. 3.
Câu 3. Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Fructozơ. B. Saccarozơ.
C. Metyl axetat. D. Tripanmitin.
Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ.
C. Xenlulozơ. D. Fructozơ.
Câu 5. Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của a là
A. 25,92. B. 28,80.
C. 12,96. D. 14,40.
Câu 6. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là
A. 8,4 gam. B. 16,8 gam.
C. 8,2 gam. D. 12,8 gam.
Câu 7. Hợp chất X có công thức cấu tạo HCOOCH2CH3. Tên gọi của X là
A. metyl axetat. B. etyl fomat.
C. metyl fomat. D. etyl axetat.
Câu 8. Đun hỗn hợp glixerol với axit stearic, axit oleic (có axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được tối đa mấy trieste chứa đồng thời hai gốc axit?
A. 5. B. 3.
C. 4. D. 6.
Câu 9. Chất nào sau đây không bị thủy phân?
A. Tinh bột. B. Fructose.
C. Saccharose. D. Cellulose.
Câu 10. Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 27. B. 18.
C. 12. D. 9.
Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam este X (no, đơn chức, mạch hở) thu được 2,24 lít khí CO2 (đo ở đktc). Công thức phân tử của X là
A. C4H6O2. B. C2H4O.
C. C4H8O2. D. C3H6O2.
Câu 12. Hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ ?
A. Dung dịch AgNO3/NH3. B. Nước brom.
C. Cu(OH)2 / dung dịch NaOH. D. Na kim loại.
Câu 13. Este nào sau đây có phản ứng cộng Br2?
A. CH3CH2COOCH3. B. CH3COOCH3.
C. CH3COOCH2CH3. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 14. Este X có tỉ khối hơi đối với CH4 bằng 5,5. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2. B. C4H8O2.
C. C2H4O2. D. C5H10O2.
Câu 15. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,12. B. 18,36.
C. 19,04. D. 14,68.
Câu 16. Ứng với công thức phân tử C4H8O2, có bao nhiêu este mạch hở đồng phân của nhau?
A. 5. B. 2.
C. 4. D. 3.
Câu 17. Để tác dụng hoàn toàn với a mol triolein cần tối đa 0,6 mol H2. Giá trị của a là
A. 0,30. B. 0,20.
C. 0,12. D. 0,15.
Câu 18. Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp bằng
A. 22%. B. 42,3%.
C. 57,7%. D. 88%.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Triolein có phản ứng cộng hiđro khi đun nóng (xúc tác Ni).
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Glucozơ không phản ứng với AgNO3 trong NH3.
C. Tinh bột tan được trong nước Svayde [Cu(NH3)4](OH)2.
D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 21. Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc ?
A. CH3COOCH=CH-CH3. B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 22. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo?
A. (C2H5COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)2C2H4. D. (C6H5COO)3C3H5.
Câu 23. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và glixerol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,5. B. 3,6.
C. 6,3. D. 5,4.
Câu 25. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?
A. HCOOCH2CH3. B. CH3CH2COOCH3.
C. HCOOCH3. D. CH3COOCH2CH3.
Câu 26. Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C12H22O12. B. C6H12O6.
C. (C6H10O5)n. D. C12H22O11.
Câu 27. Fructose là đường có nhiều trong
A. mật ong. B. cây mía.
C. củ cải đường. D. hoa thốt nốt.
Câu 28. Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 44%. B. 55%.
C. 60%. D. 75%.
Câu 29. Một cacbohiđrat X có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hóa sau:
(X) —+Cu(OH)2—> dung dịch xanh lam. Vậy X không thể là
A. saccarozơ. B. fructozơ.
C. xenlulozơ. D. glucozơ.
Câu 30. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit , thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ.
C. Ancol etylic. D. Fructozơ.
Bệnh tiểu đường là gì? Nêu một số lí do khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn cơm có kiểm soát? Có nên bỏ hẳn cơm trong bữa ăn của người tiểu đường không? Vì sao?
—HẾT—
1 D
2 A
3 A
4 C
5 D
6 C
7 B
8 D
9 B
10 A
11
12 D
13 C
14 B
15
16 C
17 B
18 B
19 B
20 C
21 C
22 B
23 D
24
25 D
26 D
27 A
28 D
29 C
30 A
Tự luận:
– Bệnh tiểu đường là một loại bệnh dẫn đến lượng đường glucose trong máu cao bất thường. Một số lý do khiến tăng nguy cơ bị tiểu đường là béo phì, mỡ bụng, stress, người ít vận động, sỏi thận…
– Người tiểu đường nên ăn cơm có kiểm soát vì thành phần chính của cơm là tinh bột, thủy phân sẽ chuyển hoá thành glucose.
1.a. etyl fomat
HCOOH+C2H5OH->HCOOC2H5+H2O
b. metyl meta acrylat
CH=C(-CH3)-COOH+CH3OH->CH=C(-CH3)-COOCH3+H2O
2.HCOOC2H5+NaOH->HCOONa+C2H5OH
3.Bệnh tiểu đường là bệnh mà người bệnh có hàm lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường Người bệnh tiểu đường phải ăn cơm có kiểm soát vì cơm là tinh bột khi khi ăn cơm tinh bột chuyển hóa thành đường Glucose
Không nên bỏ hẳn bữa cơm đối với người bệnh tiểu đường
4.(C17H31COO)C3H5+6H2->(C17H35COO)C3H5
5. Hiện tượng khi cho frucozo vào Cu(OH)2/OH ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam .
C6H12O6+Cu(OH)2->(C6H11O6)2Cu+2H2O
tiếp tục đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O
6.C12H22O11+H2O->C6H12O6+C6H12O6
lấy sản phẩm thu được phản ứng với cuoh2 lần ở nhiệt độ thường Cho dung dịch màu xanh lam
lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc hiện tượng tạo kết tủa trắng
7.C2H5COOCH3+NaOH->C2H5COONa+CH3OH
0,15. 0,15
nC2H5COOCH3=m/M=13,2/88=0,159mol
mC2H5COONa=n.M=0,15.96=14,4g
8.C6H12O6->2C2H5OH+2CO2
0,15. 0,3
nCO2=V/22,4=0,3mol
mC6H12O6=0,15.180=27g
9.(C6H10O6)n+nH2O->nC6H12O6
0,6/n. 0,6
C6H12O6->2C2H5OH+2CO2
0,6. 0,12
CO2+Ca(OH)2->CaCO3
1,2. 1,2
n(C6H10C5)n=97,2/162n=0,6/n
mCaCO3=1,2.100=120g
1) HCOOH + C2H5OH HCOOC2H5 + H2O
CH2=CHCOOH + CH3OH ⇌ CH2=CHCOOCH3 + H2O
2) HCOO-C2H5 + NaOH –>HCOONa + C2H5OH
3)
– Tiểu đường là bệnh với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
– vì trong cơm có chứ tinh bột khi ăn nó sẽ chuyển hoá thành đường (glucozo)
– không nên bỏ hẳn cơm vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cụ thể như gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, suy dinh dưỡng
4) (C17H33COO)3C3H5 + 3 H2 –> (C17H35COO)3C3H5
(C17H33COO)3C3H5 + 3 H2O –> 3 C17H33COOH + C3H5(OH)3
5)
– Tạo dd phức chất màu xanh lam
2 C6H12O6 + Cu(OH)2 –> (C6H11O6)2Cu + 2 H2O
– Tiếp tục đun nóng dd màu xanh lam nhạt dần và tạo kết tủa đỏ gạch
C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 → C5H11O5COOH + Cu2O + 2H2O
6)
phương trình thuỷ phân saccharose: C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
– hiện tượng: tạo dd màu xanh lam
2 C6H12O6 + Cu(OH)2 –> (C6H11O6)2Cu + 2 H2O
– hiện tượng: tạo kết tủa
C6H12O6 + Ag2O –> C6H12O7 + 2Ag
7)
mol este = 13,2 : 88 = 0,15
vi là este đơn chức => mol muối C2H5COONa = mol este = 0,15
Vậy m = 0,15 x 96 = 14,4 (gam)
8)
mol CO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3
–> mol glucozo = 0,15
m glucozo = 0,15 x 180 = 27 (gam)
9)
m tinh bột = 97,2 gam
162 gam tinh –> 92 gam C2H5OH
m C2H5OH = ( 97,2×92) : 162 = 55,2 gam
Câu 1:
a) HCOOH + C2H5OH → HCOOC2H5 + H2O
b) CH2=C(CH3)-COOH + CH3OH → CH2=C(CH3)-COO-CH3 + H2O
Câu 2:
a) HCOO-C2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
b) HCOO-CH2-COOH + NaOH → HCOO-CH2-COONa + H2O
Câu 3:
– Bệnh tiểu đường là một loại bệnh mãn tính mà người mắc bệnh sẽ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
– Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột, cơm được cho là có chỉ số đường huyết tương đối cao, nên người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cơm một cách thiếu điều độ.
– Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể đưa cơm vào chế độ ăn của mình nếu biết tiêu thụ vừa phải. Vì nếu kiêng hoàn toàn cơm thì cơ thể sẽ thiếu tinh bột, gây mệt mỏi, thiếu năng lượng và dẫn đến hạ đường huyết,…
Câu 4:
(C17H31COO)3C3H5 + 6H2 → (C17H35COO)3C3H5 + 3H2
Câu 5:
PT: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
HT: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. Khi đun nóng xảy ra phản ứng của Cu(OH)2 với nhóm CHO của glucozơ nên tạo kết tủa đỏ gạch của CuO.
Câu 6:
– C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
– HT: Xuất hiện dung dịch màu xanh lam
– HT: Thấy một lớp bạc mỏng bám quanh thành ống nghiệm, bạc bị oxi hóa
Câu 7:
C2H5COOCH3 + NaOH → C2H5COONa + CH3OH
nC2H5COOCH3 = 13,2 / 88 = 0,15 (mol) = nMuối
⇒ mMuối = n.M = 0,15 . 96 = 14,4 (g)
Câu 8:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nCO2 = 6,72 / 22,4 = 0,3 (g)
nC2H12O6 = 0,3 / 2 = 0,15 (g)
mC2H12O6 = 0,15 . 180 = 27 (g)
Câu 9:
162g Tinh bột → 200g kết tủa
97,2g Tinh bột → m kết tủa
⇒ m = (97,2 . 200) / 162 = 120 (g)