Bài kiểm tra hệ số II lớp 12 – ester carbohydrate béo
Bài kiểm tra online mùa dịch Covid-19 khó kiểm soát. Rất mong và đầy tràn đầy hy vọng: đây là dịp để các em rèn kỉ luật, sự nghiêm túc, khởi đầu cuộc sống đẹp.
TRƯỚC KHI LÀM BÀI
Chúc các em vui với bài thi và cảm thấy hạnh phúc sau tiết kiểm tra này.
Em hãy xem đề, ghi đáp án A, B, C hoặc D (ví dụ câu 1 thì mình ghi 1A, câu 2 thì ghi 2D, …) vào phần bình luận bên dưới. Nhớ
- Tự làm, bởi vì được tham khảo các tài liệu mà.
- Tự giác, thể hiện sự tôn trọng mình và người khác.
- Nỗ lực hết mình, vì dù học online thì quan trọng nhất vẫn là kiến thức và kĩ năng thu lượm được; không phải điểm số.
- Mặc dù vậy, điểm số giúp đánh giá được quá trình dạy và học; nên cần nghiêm túc, không gian lận.
ĐỀ BÀI NHƯ SAU (mã 103)
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố:
H = 1 ; He = 4 ; C = 12 ; N = 14 ; O = 16 ; Na = 23 ; S = 32 ; Ca = 40 ; Br = 80 ; Ag = 108
Câu 1. Để tác dụng hết với a mol triolein cần tối đa 0,9 mol H2. Giá trị của a là
A. 0,30.
B. 0,20.
C. 0,12.
D. 0,15.
Câu 2. Este X có tỉ khối hơi đối với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là
A. C2H3COOCH3.
B. CH3COOC2H3.
C. HCOOC3H5.
D. CH3COOC2H5.
Câu 3. Từ 19,44 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat. Giá trị của m là
A. 26,73.
B. 35,64.
C. 25,46.
D. 29.70.
Câu 4. Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat.
B. metyl axetat.
C. etyl fomat.
D. metyl fomat.
Câu 5. Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH 4%. Phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp bằng
A. 57,7%.
B. 88%.
C. 22%.
D. 42,3%.
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 37,5 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,65.
B. 5,67.
C. 6,57.
D. 6,75.
Câu 7. Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 18.
B. 12.
C. 9.
D. 27.
Câu 8. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có
A. phản ứng tráng bạc.
B. phản ứng với Cu(OH)2.
C. phản ứng thủy phân.
D. phản ứng đổi màu iot.
Câu 9. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được muối có khối lượng là
A. 18,8 gam.
B. 8,2 gam.
C. 12,8 gam.
D. 14,2 gam.
Câu 10. Đun nóng 1 mol este X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4 mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. X có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. HCOO-CH2-CH=CH2.
B. CH2=CH-COO-CH3.
C. CH3-COO-CH=CH2.
D. HCOO-CH=CH2.
Câu 11. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit , thu được chất nào sau đây?
A. Ancol etylic.
B. Fructozơ.
C. Glucozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 12. Ứng với công thức phân tử C3H6O2, có bao nhiêu este mạch hở đồng phân của nhau?
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 13. Đun hỗn hợp glixerol với axit stearic, axit oleic (có axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được tối đa mấy trieste?
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este X (no, đơn chức, mạch hở) thu được 3,36 lít khí CO2 (đo ở đktc). Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2.
B. C4H6O2.
C. C2H4O.
D. C4H8O2.
Câu 15. Một cacbohiđrat X có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hóa sau:
(X) — +Cu(OH)2 —→ dung dịch xanh lam
Vậy chất (X) không thể là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. fructozơ.
D. tinh bột.
Câu 16. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C17H31COO)2C2H4.
C. (C6H5COO)3C3H5.
D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tinh bột tan được trong nước Svayde [Cu(NH3)4](OH)2.
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 18. Cho những phát biểu sau
- Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.
- Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucơzơ.
- Chỉ thu được một monosaccarit khi thuỷ phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
- Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho fructozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 48.600.000 đvC. Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ của sợi bông nêu trên là
A. 280.000 gốc.
B. 350.000 gốc.
C. 250.000 gốc.
D. 300.000 gốc.
Câu 20. Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Metyl axetat.
D. Tristearin.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
B. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
C. Các chất béo thường tan tốt trong nước và nặng hơn nước.
D. Triolein có phản ứng cộng hiđro khi đun nóng (xúc tác Ni).
Câu 22. Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của a là
A. 25,92.
B. 28,80.
C. 12,96.
D. 14,40.
Câu 23. Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá tính theo axit là
A. 25,00%.
B. 50,00%.
C. 36,67%.
D. 20,75%.
Câu 24. Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. C2H5COOCH3.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 25. Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 93.
B. 89.
C. 101.
D. 85.
Câu 26. Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COONa và glixerol.
B. C15H31COONa và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol.
D. C15H31COOH và glixerol.
Câu 27. Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là
A. C6H12O8.
B. C12H22O11.
C. C6H12O6.
D. (C6H10O5)n.
Câu 28. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Tinh bột.
B. Fructozơ.
C. Glucozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 29. Cho các chất: etyl fomat, tristearin, glucose, saccharose, amilose. Số chất có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 30. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri propionat?
A. HCOOCH2CH3.
B. CH3COOCH2CH3.
C. CH3CH2COOCH3.
D. HCOOCH3.
Gần đây có quảng cáo về NỒI NẤU CƠM TÁCH ĐƯỜNG (nếu chưa biết, bé nên hỏi bác Google ngay!); theo lời quảng cáo, chiếc nồi đình đám này giảm được lượng đường trong cơm khi bé ăn (đường gì thì quảng cáo không nói). Để chứng tỏ mình đã hoàn thành xong kiến thức về Carbohydrate, hỏi:
- Cơm là gì mà khi ăn, lại biến thành đường? Đường đó tên gì?
- Bé tin hay không tin nồi cơm trên? Giải thích vì sao bé tin, vì sao bé không tin?
Nhớ đừng copy-paste nha, nếu có thì tham khảo Google để hiểu ; rồi trình bày theo lời văn trong sáng của mình. Nếu copy-paste y chang, người chấm bài hỏi bác Google là biết ngay, bé sẽ thấy xấu hổ và hối tiếc sau đó!
—HẾT—
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25B 26B 27C 28A 29D 30C
Tự luận: Cơm là tinh bột nên khi ăn vào cơ thể sẽ dùng nó để biến thành đường glucozo. Bé Tuấn nặng 95kg cao 1m88 nghĩ là chúng ta không nên tin cái nồi cơm đó bởi vì về bản chất thì tinh bột chỉ chuyển hóa thành đường trong phương pháp thủy phân dưới sự xúc tác của HCL hoặc sử dụng enzym trong cơ thể người. Cơ chế của nồi cơm tách đường là phải cho nhiều nước vào khi nấu, nhưng nếu chỉ cho nước bình thường thì là bất khả thi với việc phân giải tinh bột thành đường. Quá trình nấu cơm chỉ làm cơm trương lên , tinh bột kết dính với nhau tạo thành hồ tinh bột vậy nên đường ở đâu ra mà tách ?
thầy ơi con ghi lộn chữ “enzim” thành chữ “nó” của phần tự luận dòng đấu á thầy :((((
dòng đầu*
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25B 26B 27C 28A 29D 30C
Tự luận:
– Cơm là tinh bột, khi ăn cơm nếu nhai kỹ thì sẽ có enzym amilaza trong nước bọt phân giải tinh bột thành glucose và matose nên cảm thấy vị ngọt. Đường có trong tinh bột khi ta ăn vào là glucose.
– Bé không tin về nồi cơm nấu tách đường. Vì quảng cáo nồi cơm bảo: nước trong nồi sôi ở nhiệt độ cao sẽ làm amylopectin tách khỏi gạo và hoà tan vào nước, nhưng amylopectin không thể tan trong nước nên tác dụng thật của nồi cơm này không thực sự tốt như lời quảng cáo.
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25B 26B 27C 28A 29D 30C
– Cơm là tinh bột, trong nước bọt chúng ta có enzim sẽ “cắt” tinh bột thành đường glucozo
– Bé không tin vì theo một vị giảng viên đại học, hàm lượng đường được tách ra rất nhỏ và giới chuyên môn cũng chưa thể kiểm chứng được kết quả thật sự của nồi cơm này
1/A, 2/B, 3/B, 4/B, 5/D, 6/D, 7/A, 8/C, 9/B, 10/D, 11/C, 12/D, 13/C, 14/A, 15/D, 16/A, 17/C, 18/A, 19/D, 20/A, 21/C, 22/D, 23/B, 24/B, 25/C, 26/B, 27/C, 28/A, 29/D, 30/C
Cơm là tinh bột nên khi ăn gặp các chất xúc tác (enzim) tạo phản ứng thủy phân tinh bột cho ra được đường glucozo, nên khi ăn sẽ thấy vị ngọt của đường glucozo.
Em không tin nồi cơm trên vì bản chất của đường glucozo là không tham gia được phản ứng thủy phân nên sẽ không giảm được lượng đường khi nấu.
Tên: Phạm Trần Khang, Lớp: 12B2
Trắc nghiệm:
1A
2B
3B
4B
5A
6D
7A
8C
9B
10D
11C
12D
13C
14A
15D
16A
17C
18A
19D
20A
21C
22D
23B
24B
25B
26B
27C
28A
29D
30C
Tự luân:
-Cơm là tinh bột, vì lúc nhai, khoang miệng tiết ra enzim thủy phân tinh bột thành glucozo có vị ngọt nên ta cảm nhận được vị ngọt đó. Đường đó tên là glucozo.
-Em tin là có nồi cơm trên vì có thể giảm được lượng đường trong cơm nhưng không thể làm mất đi hoàn toàn nên có thể không có được hiệu suất cao nhất.
1.A
2.B
3.B
4.B
5.A
6.D
7.A
8.C
9.B
10.D
11.C
12.D
13.A
14.A
15.D
16.A
17.C
18.A
19.D
20.A
21.C
22.D
23.B
24.B
25.B
26.B
27.C
28.A
29.D
30.C
Tự luận: Cơm là tinh bột và tinh bột là hỗn hợp 2 polisaccarit(amylopectin và amylose). Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điên tách đường là chỉ phân tách amylopectin ra khỏi hạt gạo và giữ lại hàm lượng amylose trong hạt gạo nên là em tin về quảng cáo trên.
1.A
2.B
3.B
4.B
5.A
6.D
7.A
8.C
9.B
10.D
11.C
12.D
13.C
14.A
15.D
16.A
17.C
18.A
19.D
20.A
21.C
22.D
23.B
24.B
25.B
26.B
27.C
28.A
29.D
30.C
– Cơm là tinh bột nên khi nhai trong khoang miệng tiết ra chất xúc tác enzim khi đó tinh bột bị thuỷ phân trở thành đường glucozo nên khi nhai cơm lâu ta thấy vị ngọt trong miệng.
– Đường đó là glucozo.
– Em tin rằng có loại nồi cơm điện trên. Nồi cơm điện trên có thể tách được đường nhưng chỉ tách được tinh bột nhanh, từ đó giảm được 30% lượng đường có trong cơm chín.
*Lê Mỹ An*
*12B2*
1A
2B
3B
4B
5A
6D
7A
8C
9B
10D
11C
12D
13C
14A
15D
16A
17C
18A
19D
20A
21C
22D
23B
24B
25B
26B
27C
28A
29D
30C
Cơm là tinh bột (amilose, amilopectin), khi ăn vào trong nước miếng sẽ có enzim amylaza sẽ phân giải tinh bột thành đường. Đường đó chính là glucose.
Nồi cơm tách đường căn bản là tách lượng đường amilopectin ra khỏi tinh bột qua việc gia nhiệt, em nghĩ đó là điều phi lý vì amilopectin có cấu trúc mạch nhánh nên sẽ kết chặt vào nhau trong tinh bột, nên sẽ không thể tách hoàn toàn được.
1A
2B
3B
4B
5A
6D
7A
8C
9B
10D
11C
12D
13C
14A
15D
16A
17C
18A
19D
20A
21C
22D
23B
24B
25B
26B
27C
28A
29D
30C
Cơm là tinh bột nên khi ăn có các enzim trong nước bọt xúc tác khi đó tinh bột bị thủy phân trở thành đường, đường đó gọi là glucozo
Em không tin vì bản chất glucozo là đường không thể tách được nên không thể tách được và trong cơm hàm lượng đường đơn rất ít nên dù hòa vào nước thì cũng không đáng bao nhiêu
1A
2B
3B
4B
5A
6D
7A
8C
9B
10D
11C
12D
13C
14A
15D
16A
17C
18A
19D
20A
21C
22C
23B
24B
25B
26B
27C
28A
29D
30C
tự luận :
cơm là tinh bột, tinh bột sau khi ăn được chuyển hóa thành đường glucozo.
em không tin vào nồi cơm điện tách đường vì, thực chất đó chỉ là loại bỏ nước và bột tiêu hóa nhanh RDS chứ không phải tách đường từ tinh bột.
1.A 2.B 3.B 4.B 5.A 6.D 7.A 8.C 9.B 10.D
11.C 12.D 13.C 14.A 15.D 16.A 17.C 18.A 19.D 20.A
21.C 22.D 23.B 24.B 25.B 26.B 27.C 28.A 29.D 30.C
– Cơm là tinh bột nên khi ăn sẽ biến thành đường. Đường là glucozo.
– Em không tin vì theo PGS. TS Phạm Duy Thịnh tác dụng thật của các thiết bị này không thực sự tốt như lời quảng cáo. Và vì bản chất cơm là glucozo, mà glucozo là đường không tách được nên không thể giảm được lượng đường có trong cơm khi ăn.
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25B 26B 27C 28A 29D 30C
Cơm là tinh bột. Đường trong cơm là Glucose
Có loại nồi cơm này nhưng chức năng tách đường thì không tốt như quảng cáo. Vì trong cơm hàm lượng đường đơn rất ít, khi ăn vào cơ thể tiêu hóa mới chuyển hóa thành đường và gây gia tăng lượng đường trong máu.
1. A
2.B
3.B
4.B
5.A
6.D
7.A
8. C
9. B
10. A
11. C
12.D
13. C
14.A
15. D
16. A
17 C
18 A
19 D
20 A
21C
22 D
23B
24B
25 B
26 B
27 C
28 A
29 D
30 C
– cơm là tinh bột , khi gặp enzim amilaza trong miệng thủy phân thành đường glucozo
– Em tin nồi cơm trên vì nồi cơm này hoạt động dựa trên nguyên lý phân tách phân tử tinh bột , các phân tử tinh bột chứa nhiều amilopectin ( làm đường huyết tăng nhanh) sẽ được giữ lại và một số phân tử chứa ít hơn đẩy ra từ đó cân bằng lượng đường trong cơm an toàn kiểm soát tránh gây bệnh
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25B 26B 27C 28A 29D 30C.
Cơm là tinh bột, đường đó là glucose.
Em không tin vì cơm là glucose nên không giảm được số phân tử đường và đường trong cơm phải ăn vào cơ thể thì mới chuyển hóa thành đường mà cơ thể hấp thụ được.
Lê Hoàng Hải
12B2
Trắc nghiệm
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25BB 26B 27C 28A 29D 30C
Tự luận
Cơm có thành phần chính là tinh bột, gồm 2poli saccarit amilozo và amilopectin ( được cấu tạo từ các alpha-glucozo )
Đầu tiên, sự vận hành của chiếc nồi cơm tách đường này không chuyển hóa đường thành một chất khác mà đơn giản là “rút nước đáy” làm mất đường. Theo thông tin từ nhà sản xuất, một chiếc nồi cơm điện có thể rút được từ 20-30% lượng đường trong gạo, tuy nhiên trong gạo chỉ có khoảng 0,4% thành phần là đường. Vì vậy, con số 20-30% lượng đường là rất ít ( Theo PSG.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội ). Theo em, đối tượng nhà sản xuất muốn hướng đến khi đưa ra sản phẩm này là những người muốn cắt giảm hàm lượng tinh bột trong bữa ăn của mình ( những người giảm cân, những người đang build body của mình, … ) mà vẫn muốn ăn cơm thay vì một món ăn khác có lượng calo và tinh bột ít hơn như bánh mì. Tuy vậy, lượng đường được chiếc nồi cơm này giảm bớt đi thật sự không đáng kể so với thực phẩm cùng loại. Cuối cùng, nếu nói rằng chiếc máy này là có thật và vận hành được theo cơ chế trên thì câu trả lời của em là em tin hoàn toàn vào sự tồn tại của chiếc nồi cơm điện này. Tuy nhiên, nếu nói về độ hiệu quả của chiếc máy thì câu trả lời của em là không và nếu có nhu cầu giảm cân, cần phải cắt đi lượng tinh bột trong khẩu phần ăn thì em sẽ không lựa chọn chiếc máy này, thay vào đó, em sẽ sử dụng một thực phẩm khác cùng loại nhưng có hàm lượng tinh bột ít hơn như bánh mì
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25B 26B 27C 28A 29D 30C
Cơm là tinh bột nên khi ăn biến thành đường. Đường đó là đường glucose
Em không tin vì quá trình nấu cơm không thể tạo ra đường mà chỉ tạo ra hồ tinh bột. Khi ăn vào thì tinh bột mới chuyển hóa thành đường do có enzyme.
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25B 26B 27C 28A 29D 30C
* Câu hỏi :
– Cơm là tinh bột, khi ăn do miệng tiết ra nước bọt (trong nước bọt có enzim) cắt nhỏ tinh bột thành đường. Đường đó lên là đường Glucozo.
– Em không tin vào “Nồi nấu cơm tách đường” vì theo PSG.TS Phạm Duy Thịnh tác dụng của nồi cơm điện này không thật sự tốt như lời quảng cáo. Và nếu như có thì lượng tinh bột được giảm đi là không đáng kể !!!
1.A
2.B
3.B
4.B
5.A
6.D
7.A
8.C
9.B
10.D
11.C
12.D
13.C
14.A
15.D
16.A
17.C
18.A
19.D
20.A
21.C
22.D
23.B
24.B
25.B
26.B
27.C
28.A
29.D
30.C
– Cơm là tinh bột, khi ăn vào sẽ bị enzim của cơ thể ta thủy phân thành đường glucose.
– Em không thực sự tin vì để tách tinh bột thành đường glucose thì cần phải thủy phân trong môi trường axit, mà nồi cơm thì không phải là môi trường axit nên có khả năng đó chỉ là nồi cơm bình thường.
1A 2B 3B 4B 5A 6D 7A 8C 9B 10D 11C 12D 13C 14A 15D 16A 17C 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24B 25B 26B 27C 28A 29D 30C
– Cơm là tinh bột, khi ăn cơm bị biến thành đường do bị thủy phân bằng enzim. Đường đó tên là glucose.
– Em tin nồi cơm trên vì nó loại đi phần tinh bột nhanh ra khỏi cơm nấu nên sẽ giảm được lượng đường nhưng em nghĩ nó chỉ tách được một lượng ít đường (cỡ 5%) chứ không tách được 20-25% như lời quảng cáo bởi vẫn còn lượng đường “ẩn”.
1A
2B
3B
4B
5A
6D
7A
8C
9B
10A
11C
12D
13C
14A
15D
16A
17C
18A
19D
20A
21C
22D
23B
24B
25B
26B
27C
28A
29D
30C
Cơm là tinh bột, khi ăn được thủy phân bởi các xúc tác và môi trường axit nên thành glucozo, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Em không tin quảng cáo bởi vì cấu trúc amilopeptin là mạch nhánh, quấn chặt vào nhau, rất bền chặt nên không thể bị tách ra bởi nồi cơm đã nhắc tới được