Phản ứng thủy phân và tính chất hóa học của ester, chất béo
Bạn đã biết ester, chất béo ở các bài học trước. Trong bài này, bạn sẽ biết được phản ứng hóa học quan trọng nhất của ester, chất béo là gì.
Phản ứng thủy phân là tính chất hóa học quan trọng nhất của ester, chất béo. Bạn cũng sẽ gặp một số tính chất hóa học thông dụng khác của ester và chất béo trong bài học này.
Nội dung bài viết
1. Phản ứng thủy phân ester và chất béo
CH3COO-C2H5 + H2O ⇌ CH3COOH + C2H5OH
CH3COO-C2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
CH3-OOCC2H5 là C2H5COO-CH3
C2H5COO-CH3+ H2O ⇌ C2H5COOH + CH3OH
C2H5COO-CH3+ NaOH → C2H5COONa + CH3OH
CH3COO-CH=CH2 + H2O ⇌ CH3COOH + CH2=CH-OH **
CH3COO-CH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH2=CH-OH **
CH3-OOCCH=CH2 là CH2=CHCOO-CH3
CH2=CHCOO-CH3+ H2O ⇌ CH2=CHCOOH + CH3OH
CH2=CHCOO-CH3+ NaOH → CH2=CHCOONa + CH3OH
** Ở lớp 11: nếu -OH gắn vào C=C thì “ancol” không bền, nó tự chuyển thành anđehit hoặc xeton. Ở đây CH2=CH-OH sẽ chuyển thành anđehit CH3CH=O
Nên phản ứng mình sẽ ghi lại là:
- CH3COO-CH=CH2 + H2O ⇌ CH3COOH + CH3CH=O
- CH3COO-CH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CH=O
CH3COO-CH2-C6H5 + H2O ⇌ CH3COOH + C6H5-CH2-OH (ancol benzylic)
CH3COO-CH2-C6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5-CH2-OH
CH3COO-C6H5 + H2O → CH3COOH + C6H5-OH (phenol)
CH3COO- C6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5-OH (phenol)** [1]
** Ở lớp 11: phenol (không phải là ancol) có tính axit, vì vậy nó tiếp tục tác dụng với NaOH theo phương trình:
C6H5-OH ** + NaOH → C6H5-ONa (natri phenolat) + H2O [2]
Nên khi cộng gộp hai phản ứng [1] và [2], mình có phản ứng là:
CH3COO- C6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5-ONa + H2O
(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O ⇌ 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa ** + C3H5(OH)3
**C17H35COONa – muối Natri stearat, chính là xà phòng
2. Nếu có liên kết C=C: Este không no và Chất béo thể lỏng
2.1. Ester trùng hợp tạo polime
- Trùng hợp metyl acrylat, metyl metacrylat tạo hai loại polime dùng chế tạo chất dẻo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas.
- Trùng hợp vinyl axetat thành polime dùng sản xuất chất dẻo.
2.2. Ester cộng với H2 ; với dung dịch Br2
Khi cộng H2 (t0 – xúc tác Ni), ester chuyển thành ester no.
Khi phản ứng với Br2, ester làm mất màu vàng – da cam cam dung dịch brom (nên có thể dùng Br2 để phân biệt este không no!)
- CH2 = CH–COO–CH3 + H2 → CH3–CH2–COO–CH3
- CH2 = CH–COO–CH3 + Br2 → CH2Br–CHBr–COO–CH3
2.3. Chất béo không no cộng H2
Bạn đã biết, chất béo nếu chứa gốc axit không no sẽ ở thể LỎNG (gọi là dầu); chất béo có chứa gốc axit béo no sẽ ở thể RẮN (gọi là mỡ).
Vậy khi cộng H2, gốc axit không no trong chất béo chuyển thành gốc axit béo no; tức chuyển từ béo lỏng thành béo rắn.
Trong công nghiệp, phản ứng này dùng chuyển hoá béo lỏng thành rắn, thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc sản xuất bơ nhân tạo.
3. Phản ứng đốt cháy hoàn toàn
Khi đốt cháy hoàn toàn (còn gọi là phản ứng oxi hóa hoàn toàn), este và chất béo đều tạo khí CO2 và hơi H2O.
3.1. Ester (axit) đơn-no-mạch hở
1CnH2nO2 + (1,5n – 1)O2 → nCO2 + nH2O ; ta thấy
- mol CO2 = mol H2O
- mol CnH2nO2 = 1,5 molCO2 – molO2
3.2. Ester (axit) đơn-mạch hở-không no có một C=C
1CnH2n-2O2+ (1,5n –1,5)O2 → nCO2 + (n – 1)H2O ; ta thấy
- mol CO2 > molH2O
- mol este = molCO2 – molH2O
3.3. Este (axit, chất béo) đa chức, có k = liên kết pi ở mạch + ở chức
1CnH2n+2–2kO2x → nCO2 + (n+1 – k)H2O ; ta thấy
- mol CO2 > mol H2O
- mol ester (béo) = (molCO2 – molH2O) : (k – 1)
4. Phản ứng oxi hóa gốc axit béo không no
Dầu mỡ để lâu bị ôi do liên kết C=C trong gốc axit béo bị oxi hóa bởi Oxi không khí; điều này cũng giải thích vì sao, bạn không nên ăn dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần.
Dầu mỡ chiên càng nhiều lần, lượng anđehit hòa tan càng nhiều; bạn ăn chuối chiên bột thấy ngọt đã miệng thật …nhưng đồng thời cũng khiến lượng anđehit tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều hơn.
5. Liên kết nhanh
Đọc thêm các bài viết Ester-Chất béo và Hóa lớp 12 tại đây.
Đừng quên chia sẻ bài viết lên mạng xã hội để nhiều người cùng học nha bạn.