Peptide và Protein tạo bởi các α-amino acid
Peptide và Protein được tạo nên từ các phân tử α-amino acid. Protein đặc biệt quan trọng bởi là thức ăn và là thành phần chính của động thực vật.
Peptide và protein là các chuỗi cơ bản tạo nên hình hài và mọi thành phần trong cơ thể sinh vật trên Trái đất.
Nội dung bài viết
1. Peptide và Protein tạo nên từ Amino acid
Bạn có sơ đồ tổng quát như sau:
Bây giờ chúng mình cụ thể hơn nha:
Để dễ hơn nữa, mình có sự so sánh như sau; rất hữu ích để hiểu cách vui tươi:
2. Peptide là ai?
2.1. Peptide tạo từ 2 đến 50 amino acid
Peptit: hợp chất có từ 2 đến 50 gốc α-amino axit (các gốc có thể giống hoặc khác nhau) liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
Nếu số gốc từ 2 đến 10: gọi chung là Oligopeptit. Khi số gốc α-amino axit là
- 2: đipeptit
- 3: tripeptit
- 4: tetrapeptit
- 5: pentapeptit
- 6: hexapeptit
- 7: heptapeptit
- 8: octapeptit
- 9: nonapeptit
- 10: đecapeptit
Nếu số gốc từ 11 đến 50: gọi chung là Polipeptit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.
Từ vài amino acid, bạn sẽ vẽ được ….vô cực peptide, đây chính là nguyên nhân của thế giới đa sắc màu. Bạn click vào đây để xem hướng dẫn cách vẽ vài peptide đơn giản.
2.2. Tính chất hóa học đặc trưng của peptide
2.2.1 Phản ứng thuỷ phân peptit khi có enzim hoặc đun trong dung dịch axit hoặc kiềm
Bạn hãy xem hình sau để dễ hiểu:
[1] Khi thực hiện phản ứng giữa -COOH và H2N- từ 3 amino acid, ta thu được TRIPEPTIDE + 2H2O.
[2] Gọi TÊN-TẮT từ trái (bắt đầu từ amino axit đầu Nitơ, tức còn -NH2) sang phải (đến amino axit đầu Carbon, tức còn -COOH), ta thấy:
- Gly là đầu N, Val là đầu C.
- vậy tên của tripeptide này là Gly-Ala-Val.
[3] Bây giờ, nếu viết ngược lại (tức Gly-Ala-Val + 2H2O → Glyxin + Alanin + Valin), ta có phản ứng thủy phân peptide trong môi trường axit.
Tuy nhiên, đời không như là mơ! Trong bài tập, người ta cho viết phản ứng thủy phân peptide trong dung dịch acid có ghi thêm HCl, trong dung dịch kiềm có ghi thêm NaOH.
Phản ứng thủy phân khi có thêm HCl, NaOH trở nên rất thú vị! Hẹn bạn ở câu chuyện khác.
2.2.2. Phản ứng màu biure đặc trưng với Cu(OH)2 ở t0 thường
Điều kiện: peptide phải có từ 2 liên kết peptide trở lên.
- Cu(OH)2 rắn màu xanh lam + 2 liên kết peptit → phức chất màu tím.
- Đipeptit (chỉ có 1 liên kết peptit) không có phản ứng này.
Phương trình: không viết.
2.2.3. Phản ứng tạo chất kết tủa màu vàng với axit HNO3
Điều kiện: peptide phải có -C6H4-OH.
Hiện tượng: tạo chất kết tủa màu vàng.
Phương trình: không viết.
3. Protein là ai?
3.1. Tính chất vật lí của protein
Protein tồn tại dạng:
- Hình sợi (keratin của tóc – móng – sừng), miozin (cơ bắp), fibroin (tơ tằm, mạng nhện) hoàn toàn không tan trong nước.
- Hình cầu (anbumin của lòng trắng trứng, hemoglobin của máu) tan được trong nước tạo dung dịch keo.
Sự đông tụ protein: khi đun nóng; hoặc gặp môi trường axit; hoặc gặp môi trường kiềm; hoặc gặp muối >>> protein bị đông tụ (bún riêu cua, luộc-chiên trứng, đánh tiết canh heo, gà, vịt, . . . ).
3.2. Tính chất hóa học đặc trưng của protein
Do được tạo nên từ các chuỗi peptide nên protein có tính chất hoá học giống peptide; tức có phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biure (tất cả protein), phản ứng với HNO3 nếu thoả.
Ví dụ, protein ANBUMIN (có trong lòng trắng trứng) khi
- + Cu(OH)2, t0 thường >>> tạo phức chất có màu tím.
- + HNO3 đặc >>> tạo chất kết tủa màu vàng.
4. Có thể bạn quan tâm
Vì sao peptide + Cu2+ được gọi là phản ứng màu biure?
Khi hai phân tử urê được đun nóng ở khoảng 180 ℃ sẽ thu được amoniac NH3 và biure.
H2N – CO – NH2 + H–HN – CO – NH2 → H2N – CO – NH – CO – NH2 + NH3
Biure có phản ứng tạo phức chất màu tím với ion Cu2+.
Sở dĩ phản ứng của chúng giống nhau vì có cấu tạo tương tự nhau.
5. Liên kết nhanh
Đọc thêm về Peptide, Protein và Hóa lớp 12 tạo đây.
Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy lưu lại trong phần bình luận bên dưới Bạn nhé! Câu hỏi và ý tưởng của Bạn luôn tuyệt vời.
w3chem.com
Đừng quên chia sẻ bài viết lên mạng xã hội để nhiều người cùng học nha bạn.